"Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy, Ta có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương"


"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"

"Khi đối mặt với khó khăn, hãy nhớ rằng những thử thách không phải để hủy hoại bạn mà là để khuyến khích và khiến bạn mạnh mẽ hơn."Studs tổng hợp

"Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc"

“Không phải chỉ có đàn ông mới chinh phục thế giới” Lưu Hiểu Khánh

“Thành công là thuốc bổ tốt nhất dành cho phụ nữ” Lưu Hiểu Khánh

"Khi bạn còn tự tin ở mình thì người khác vẫn còn tin bạn"

Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!

Thử thách của thành công không phải là ở chỗ ta làm gì khi ở đỉnh cao

Mà là khả năng vươn lên mức nào sau khi đã rơi tận đáy.

George S.Patton

Một trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống là thời khắc hiện tại, không phải là thời khắc cam go và nghiệt ngã. Hãy ghi khắc điều này trong tim để từng ngày qua đi sẽ là ngày tốt đẹp nhất trong năm

Ralph Waldo Emerson

…Từ bầu trời, mặt đất, một hình dáng vụt qua cho đến mảnh báo cũ hay tơ nhện, chúng ta phải chọn ra cái tốt nhất cho mình ở nơi ta có hể tìm thấy nó.

Pablo Picasso

Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi

Winston Churchill

Tôi đã phát hiện ra bí mật rằng sau khi leo lên đỉnh ngọn đồi, người ta sẽ thấy những ngọn đồi khác. Tôi nghỉ ngơi ở đó một lát, quan sát khung cảnh huy hoàng quanh tôi, nhìn lại quãng đường tôi đã vượt qua. Nhưng tôi chỉ nghỉ một lát thôi, sự tự do trở thành trách nhiệm, tôi không nán lại, vì đoạn đường vẫn chưa kết thúc.

Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi,

Hình ảnh mà bạn hình dung về tương lai, trong mọi hoàn cảnh, đều có giá trị lớn hơn nhiều so với sự hồi tưởng của bạn về quá khứ.

Michael Korda

Có một số bằng chứng cho thấy người nào ít gặp may mắn lúc đầu đời sẽ có cơ hội thành công hơn những người ngay từ đầu đã có được mọi thứ. Sở dĩ như vậy là vì người ít may mắn phải cố gắng nhiều hơn và nỗ lực nhiều hơn để bảo đảm thành công.

Krisana Kritmanorote

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình bất tận

Chúng ta phải học hỏi và phát triển

khi qua mỗi khúc quanh của cuộc đời.

Trên con đường đó, đôi khi chúng ta vấp ngã,

Nhưng luôn hướng đến điều tốt đẹp nhất trong chúng ta.

Gerald L.Coffee

Chúng ta cứ làm như thể những tiện nghi xa hoa là một đòi hỏi tất yếu và sẽ mang lại ý nghĩa trong cuộc sống chúng ta! Trong khi đó, tất cả những gì ta cần để cho cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa, chính là có một điều gì đó để mà thực sự say mê, thực sự tâm huyết.
Charles Kingsley

Nếu trong bạn trước giờ vẫn chưa có được ngọn lửa đam mê thắp sáng, thì bạn phải thổi bùng nó lên.


Vince Lombardi

Thế giới thuộc về những ai sống có nhiệt huyết, say mê và có khát vọng cháy bỏng.

Ralph Waldo Emerson

“Hãy mạo hiểm những gì đã được tính toán kỹ. Điều này khác xa so với sự liều lĩnh.”

Tướng George S. Patton, Jr.

“Sống với mạo hiểm có nghĩa là vượt ra khỏi lối mòn, nhảy xuống khỏi vách núi và tạo cho mình đôi cánh để có thể bay lên cao hơn.”

Ray Bradbury

“Vấn đề tinh tế khó nhận ra nhất là ở chỗ, nếu bạn không dám mạo hiểm gì cả, thì cuộc sống của bạn đang ở mức mạo hiểm cao nhất đấy.”

-EricaJong

“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn hãy luôn là chính mình.” – Buckaroo Bonzai

“Một người có thể thành công ở hầu hết mọi lĩnh vực mà anh ta thể hiện lòng nhiệt tình vô hạn.” - Saclơ Suýt

“Cần nhớ là chúng ta tồn tại để làm gì và chúng ta đang cố đạt tới cái gì” - Gie-xin-ski

“Khi đặt một mục tiêu, đừng đặt thấp hơn khả năng của bạn. Ít người đạt được mục tiêu cao hơn mục tiêu họ đặt ra.” - Patricia Harris

“Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay.” - Ngụ ngôn Pháp

“Gieo hành vi bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận.”– Khuyết danh

“ Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên.” - Tuân Tử

“Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã.” - M.A.Carrera

“Sự thành công cho ta thấy một mặt của cuộc đời. Thất bại cho ta thấy nốt mặt kia của nó.” - T.Catôn

“ Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.” - Tônxtôi

“Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ với bạn thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được.” - Xta-ni-lap-xki

“Loài người thích chinh phục những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông bất tận, và cả vũ trụ bao la. Thế nhưng, có mấy ai khám phá được hết bí ẩn trong chính con người mình.” - St. Augustine




HOME PAGE

TIN TỨC TỔNG HỢP


Mọi ý kiến đóng góp, quảng cáo và bài vở cho Vietsanhbuoc, mong bạn đọc gửi về hộp thư :

tramtphan@gmail.com





CÔNG TY TÀI CHÁNH HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ ĐANG TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN BẢO HIỂM VÀ CỐ VẤN TÀI CHÁNH VÀ ĐẦU TƯ (LIFE INSURANCE, FINANCIAL PLANNING AND INVESTMENT) CÓ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC MIỂN PHÍ

XIN LIÊN LẠC CÔ TRÂM: 503 734 6247

Mọi người thường không quan tâm đến Bảo Hiểm Nhân Thọ vì Bảo hiểm Nhân Thọ là sản phẩm chỉ mua khi không cần, còn khi cần rồi thì không thể mua được.
Các bạn hãy tiết kiệm khoảng 1% thu nhập của mình để mua Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp tinh thần mình được thoải mái, an tâm về tài chính cho những người thân yêu.
Các bạn muốn bảo vệ gia đình mình với những điều không ngờ xảy ra,muốn để dành tiền cho con học Đại Học, muốn để dành tiền về hưu, muốn có tiền thu nhập cố định khi về già, muốn đầu tư số tiền nhỏ trong tay, các bạn không biết làm gì, xin liên lạc chuyên viên cố vấn tài chánh Cô Trâm: 503 734 6247
Hy vọng được phục vụ các bạn.








TIN NONG MOI NGAY

TIN NONG MOI NGAY



Sunday, April 27, 2014


Một phụ nữ tử vong sau khi bơm silicon lỏng khắp người


TNO) Bơm silicon lỏng từ mặt đến ngực, tay, chân và bị sốc nhiễm trùng, một phụ nữ đã tử vong


 

Một trường hợp phải cấp cứu tai biến do nâng ngực bằng cách bơm silicon lỏng từ những người "hành nghề" thẩm mỹ dạo - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp
Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận một người phụ nữ nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng sau khi bơm silicon lỏng khắp cơ thể để làm đẹp.
Bệnh nhân là bà H. (ngụ tỉnh Trà Vinh) đã tử vong vào rạng sáng nay 27.4. 
Bệnh nhân H. được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26.4 trong tình trạng người xanh tái, vã mồ hôi, sốt cao 39,5 độ C, lơ mơ, bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, theo dõi thuyên tắc phổi...
Được biết, vào ngày 25.4, bà H. được một người làm nghề thẩm mỹ dạo đến nhà bơm silicon lỏng rải rác khắp cơ thể -  hai bên bầu ngực, hai bên gò má, ở vùng thái dương, vùng cổ, mu bàn tay, mu bàn chân.
Sau đó bà H. mệt, khó thở.
Theo các bác sĩ khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là lần đầu tiên khoa này tiếp nhận trường hợp bơm silicon lỏng quá nhiều nơi trên cơ thể như vậy.
Các vết bơm tiêm trên cơ thể bà H. bị sưng tấy đỏ, nhiễm trùng, chảy dịch vàng.
Một bác sĩ của khoa Tạo hình và Phẫu thuật thẩm mỹ cho biết gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long gặp biến chứng vì không hiểu biết, đã bơm silicon lỏng vào cơ thể. Theo vị bác sĩ này, trước đây, các trường hợp trên gặp nhiều ở địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong khi từ lâu silicon lỏng đã bị cấm dùng trong y học, bởi biến chứng do nó gây ra. Silicon lỏng hiện chỉ được dùng trong ngành công nghiệp.
Biến chứng thường gặp sau khi bơm silicon lỏng vào cơ thể là nhiễm trùng tại chỗ, nhất là bơm chích ở nơi không đảm bảo vô trùng, người bơm không có chuyên môn y tế, sẽ gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.
“Nếu bơm trúng vào mạch máu, khối silicon lỏng sẽ di chuyển làm thuyên tắc mạch máu, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, gần như 100% sẽ tử vong sau đó. Đáng lo lắng là những người hành nghề thẩm mỹ dạo, dễ dàng bơm silicon lỏng cho bệnh nhân, lại đang xuất hiện ở các tỉnh”, một bác sĩ thẩm mỹ nói.
Thanh Tùng


Nhân viên Nokia luyến tiếc trước ngày về với Microsoft

Trước khi chính thức trở thành người của Microsoft, nhân viên Nokia tại thung lũng Silicon rủ nhau đi ăn nhà hàng để nói lời chia tay với thương hiệu công ty đã gắn bó trong nhiều năm.
Trong ngày làm việc cuối cùng với tên gọi công ty là Nokia, các nhân viên doanh nghiệp này tại thung lũng Silicon rủ nhau tới nhà hàng và tổ chức một buổi ăn uống vui vẻ cùng nhau trước khi nói lời tạm biệt. Một số người còn bày tỏ cảm xúc trên nhiều mạng xã hội.
nokia-6606-1398596098.jpg
Các nhân viên Nokia rủ nhau ra nhà hàng để chia tay thương hiệu. Ảnh: Blog của John Kneeland
Chia sẻ trên trang blog cá nhân, ông John Kneeland – Giám đốc sản phẩm và Phát triển nền tảng tại Nokia giãi bày: “Ngày mai tôi vẫn sẽ là nhân viên của Nokia. Tôi sẽ đến văn phòng ở Sunnyvale. Sẽ vẫn là tòa nhà này như ngày hôm qua. Sẽ vẫn là Nokia trong ánh nắng California. Nhưng một nửa số đồng nghiệp từng làm việc cùng tôi sẽ ra đi. Ngày hôm nay chúng tôi chia sẻ với nhau mọi thứ. Còn ngày mai, sẽ chẳng còn gì ngoại trừ kỳ ức”.
Hôm 25/4, Microsoft tuyên bố hoàn tất thương vụ thâu tóm mảng thiết bị di động Nokia sau 7 tháng chuẩn bị. Theo Bloomberg, giá thâu tóm thực tế còn có thể cao hơn con số 7,5 tỷ USD từng công bố vào tháng 9 năm ngoái. Khoảng 30.000 nhân viên Nokia sẽ được chuyển tới Redmond, Washington – trụ sở của Microsoft như một phần trong điều khoản hợp đồng. Sau sáp nhập, bộ phận điện thoại của Nokia sẽ được đổi tên thành Microsoft Mobile.
Sự việc này khiến nhiều nhân viên Nokia luyến tiếc thương hiệu cũ, trong đó có John Kneeland. Cũng theo bài viết trên blog cá nhân, Kneeland cho rằng được làm việc tại Nokia là điều kỳ diệu và cũng là một trải nghiệm đã làm thay đổi cuộc đời ông.
“Nokia đã nhìn thấy tiềm năng trong tôi và đưa tôi về như một người tị nạn từ sự sụp đổ của HP. Họ trao quyền để tôi thử những ý tưởng mới điên rồ và biến chúng trở nên thành công. Nokia cũng cho tôi tự do và đưa tôi đến cả hơn chục quốc gia khác trên bốn châu lục, biến tôi từ một người quản lý cộng đồng phát triển trở thành giám đốc tiếp thị sản phẩm và sau này là giám đốc sản phẩm. Nokia đã cho tôi nhiều thứ họ có thể. Và tôi cũng đã cống hiến cho họ mọi thứ mà mình có”, Kneeland giãi bày.
Đối lập với cảm xúc buồn, một vài nhân viên khác của Nokia vẫn giữ thái độ lạc quan. Trong đó, Chris Hollis – Giám đốc Truyền thông tại Nokia bày tỏ trên mạng xã hội Twitter cảm giác háo hức khi sắp trở thành thành viên của Microsoft. Dù vậy, ông vẫn cảm thấy buồn cho Nokia.
Nokia-2-7208-1398596098.jpg
Chia sẻ của Chris Hollis trên mạng xã hội. Ảnh: Chụp màn hình
Bloomberg cho biết Nokia đang đánh giá lại chiến lược cho tương lai của hãng khi không còn mảng điện thoại. Sau thương vụ với Microsoft, 90% doanh thu của Nokia sẽ đến từ hệ thống trạm cơ sở (base station) - một phần của mạng thông tin di động GSM, ăng-ten, thiết bị mạng khác cũng như dịch vụ liên quan đến các nhà mạng. Trong mảng này, Nokia sẽ cạnh tranh với Ericsson (Thụy Điển), Alcatel-Lucent (Pháp) và Huawei (Trung Quốc). Ngoài ra, hãng hiện còn có mảng bản đồ số và một bộ phận chuyên quản lý bằng sáng chế. 
Tường Vi


Sống sót sau 25 giờ bơi giữa đại dương



Rơi xuống biển không ai biết, không áo phao, nước uống và lương thực, anh Sang đã bơi hơn một ngày đuổi theo 15 con tàu hàng để cầu cứu.
Trưa 22/4, vừa bước ra đuôi tàu đi vệ sinh, anh Sang hụt chân rơi xuống nước. Anh kêu cứu nhưng bị âm thanh gầm rú của máy tàu công suất gần 300 mã lực nuốt chửng. Chỉ vài phút, tàu QNg 90181 TS của ông Tiêu Viết Thuận (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khuất dần giữa sóng nước Trường Sa mênh mông.
“Chờ mãi không thấy tàu quay lại, tôi nghĩ lần trước bị nạn ở Hoàng Sa thì 9 phần chết, 1 phần sống, còn lần này chắc là chết 10 phần”, anh Sang kể lại với ánh mắt hãi hùng.
Một tiếng sau, tàu của ông Thuận phát hiện thiếu mất một người nên vội vã quay lại tìm kiếm. Nhưng anh Sang rơi vào vùng nước xoáy và trôi rất nhanh về phía vùng biển Palawan của Philippines.
Lấy lại bình tĩnh, anh Sang ngửa người thả trôi tự do rồi cầu mong có một vật dụng trôi bên cạnh để làm chiếc phao, nhưng mặt biển vắng lặng. “Trong đầu tôi hiện ra đứa con thơ Trần Nguyễn Song Thương mới 15 tháng tuổi. Nó cười nói rất dễ thương, mỗi khi tôi đi biển về, nó cứ ôm đầu, vò tóc ba. Tôi nghĩ mình phải ráng sống về với con”, anh Sang hồi tưởng.
Khi gặp hoạn nạn, điều đầu tiên mà ngư dân tìm cách bấu víu, đó là cầu khẩn cá Ông đến cứu vớt. Câu chuyện tưởng như cổ tích đó, lúc hoạn nạn mới thấy hiệu nghiệm. Anh Sang kể: “Sau khi tôi nguyện thầm thì đàn cá heo đến đông lắm, chúng vây lấy mình rồi lộn nhào lên khỏi mặt nước mấy chục con. Lúc đó mình nghĩ chắc là còn đường sống, người khỏe và bình tĩnh trở lại”.



Anh Sang trở về trong niềm vui vỡ òa của gia đình, bạn bè và tất cả những người biết đến câu chuyện của anh.
Vùng biển giáp ranh với Palawan là nơi có đường hàng hải quốc tế nên tàu hàng thường xuyên hành trình ngang qua. Phát hiện tàu hàng, anh bơi cật lực để chặn đầu ra hiệu cứu vớt. Nhưng cuối cùng anh phải thả tay, thở dốc vì con tàu đã vượt qua trước mặt ở khoảng cách khá xa. Đến con tàu thứ 2, thứ 3, rồi thứ 8, anh tiếp tục bơi đuổi khoảng 1- 2 km, nhưng rồi lại thất vọng.
Màn đêm sập xuống. Một đêm lưu lạc giữa biển đen ngòm bắt đầu. Những ngư dân đi biển kỳ cựu đều tròn mắt thán phục khi nghe chuyện anh Sang bơi liên tục trên biển 25 giờ. “Có phao mà còn chết huống gì bơi tay không. Bởi nước biển lạnh lắm, cả người tê cóng, tim ngừng đập, đó là chưa kể bị cá đớp mất tay, chân”, ông Hải, một ngư dân ở xã Bình Châu cho biết.
Trong đêm đen mù mịt giữa biển, lúc cảm thấy khô khát và kiệt sức, anh uống một ngụm nước biển để còn sức chờ đến ngày mai. “Một đêm dài vô tận, dài đến mức mà đầu óc mình muốn phát điên”, anh Sang cho biết.
Đêm trên biển Trường Sa, bầy sứa thấy sinh vật lạ nên bu bám thành chùm khắp người. Sứa bám khắp người gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nhưng rất may, anh đã không rơi vào vòng vây của cá mập thường đi thành đàn ở vùng nước chảy gần Palawan.
Đêm đó, ông Trần Hảo Gia (bố anh Sang) ở Vạn Ninh, Khánh Hòa nhận được tin dữ. Ông kể lại: “Con tôi ra Quảng Ngãi theo đoàn tàu lặn đã 7 năm. Năm 2008 tôi khóc hết nước mắt khi đón xe từ trong đó ra Quảng Ngãi với hy vọng chỉ nhận được xác vì nó đang bị dính bão quá nặng và kẹt lại ở Hoàng Sa. Còn lần này thì coi như chắc chết, làm sao sống nổi”.
Gia đình ông rất nghèo, 3 con trai đều đi biển, chỉ đứa con gái út may mắn được học hành, đang là sinh viên ĐH Sư phạm. Ngư dân Trần Minh Sang bắt đầu theo cậu đi biển ngụp lặn bắt ốc, bắt cá từ năm 7 tuổi. Năm 18 tuổi thì trở thành ngư dân giỏi trong làng, có thể cầm lái, cầm tài chỉ huy anh em. Đêm 22/4, cả xóm chài ở Xuân Tự chạy rầm rập đến nhà ông để nghe tin. Lúc đó, giữa biển mù mịt, chàng trai trẻ nằm ngửa, tay quạt nước, chân co duỗi và thức trắng, ước mơ chân được giẫm lên mặt đất.



Lúc lênh đênh giữa đại dương, anh nghĩ đến con gái 15 tháng tuổi của mình để lấy sức bơi tiếp.
Đến 8h sáng, anh cố gắng dùng lực tàn bơi về phía chiếc tàu hàng màu đen. Sau một tiếng, chiếc tàu này đột nhiên quay lại 2 vòng và cập vào vớt anh lên. Đó là con tàu Lucky Dolphin mang quốc tịch Philippines đang hành trình qua Trung Quốc. Chữ Lucky có nghĩa là may mắn và anh đã sống sót nhờ con tàu may mắn.
Một bức điện được tàu Lucky Dolphin điện về cho Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi với nội dung mà mọi người đều ngạc nhiên. Đó là ngư dân Việt Nam trôi 25 tiếng đồng hồ trên biển, vớt lúc 9 giờ sáng 23/4. Kiểm tra thân nhiệt 36,5-37 độ C, sức khỏe tốt, tọa độ phát hiện phía Tây Nam đảo Balabac của Philippines.
Nhận cú điện thoại từ Philippines về cho gia đình, cha anh Sang chỉ kịp nghe mỗi câu: “Ba ơi, con còn sống!”. Câu nói này khiến ông không quên chuyện cũ. Trong cơn bão tháng 3/2008, cả đoàn tàu tại vùng biển Hoàng Sa bị dính bão cấp 12. Hai người con trai của ông là Trần Minh Sang và Trần Minh Cao đều bị kẹt trên con tàu đang neo tại đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa. Ông khóc thảm thiết khi đón xe từ quê ra Quảng Ngãi. Tại đài Icom tại xóm Gành Cả, xã Bình Châu, bà con đến chờ tin ngư dân đông chật tới cửa. Cuối cùng, giữa âm thanh ầm ào đó, ông nghe từ Icom câu nói của con từ Hoàng Sa vọng về: “Ba ơi, con còn sống”.
Lần thứ hai này, thủy thần vẫn không cướp được mạng sống chàng trai trẻ. Sáng 26/4, con tàu Lucky chở ngư dân bị nạn cập cảng Dung Quất.
Đại úy Ghulam, thuyền trưởng tàu, cho biết: “Tôi cảm ơn thủy thủ đoàn đã làm hết trách nhiệm nên nhanh chóng phát hiện ra người bị nạn và cứu vớt, thực hiện đúng quy định của Công ước quốc tế về an toàn hàng hải”. Không những được cứu sống, ngư dân Trần Minh Sang còn được thuyền trưởng Ghulam tặng chiếc áo mang biểu tượng trở thành thuyền viên danh dự của tàu Lucky Dolphin.
Vợ anh Sang nói: “Chồng em đi biển cà thọt”. Có nghĩa là vợ không cho đi xa nhưng vẫn trốn ngõ sau để ra Quảng Ngãi đi khơi, không thèm đi tàu nhỏ ở quê. Sau hai lần bị nạn, Trần Minh Sang vẫn dõng dạc nói khiến vợ giật nẩy mình: “Sinh nghề, tử nghiệp, anh không bỏ nghề biển xa!”.
Theo Tiền Phong

Saturday, April 26, 2014




Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn


Hương vị thơm ngon, hấp dẫn và lạ miệng của món thịt xá xíu này chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú.
Xá xíu là là một loại thịt heo quay hoặc nướng, có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Thịt xá xíu có thể dùng làm nhân bánh bao, trộn với cơm chiên, hoặc ăn kèm với mì hay cơm trắng. Hiện tại, người ta có bán sẵn loại gia vị xá xíu để tẩm ướp với thịt. Tuy nhiên, nếu không thích loại gia vị này có sẵn này, chị em có thể tự làm hỗn hợp gia vị từ những nguyên liệu sẵn có ở nhà, rồi chế biến. Như thế vừa đảm bảo vệ sinh mà món xá xíu thêm phần hấp dẫn. Cách làm thịt xá xíu tại nhà không khó.
Nguyên liệu:
- 1 miếng thịt thăn khoảng 2 kg
- 200 gr đường
- 100 ml nước mắm
- 2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 5 tép tỏi đập dập
- Vài nhánh rau mùi (ngò) rửa sạch để nguyên rễ, đập dập
- Vài giọt dầu màu điều (hoặc giọt phẩm màu thực phẩm màu đỏ)
- 1 muỗng tiêu

Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn
Thực hiện:
Bước 1: Tỏi và rau mùi đập dập.
Bước 2: Cho tất cả gia vị trong 1 cái tô rồi hòa tan cùng 2 dầu màu điều.
Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn
Bước 3: Dùng dĩa đâm lên thịt trước khi cho thịt vào tô gia vị. Ướp qua đêm.
Bước 4: Sau đó, cho thịt + nước ướp thịt + 300ml nước dừa tươi vào nồi.
Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn
 Bước 5: Bắc lên bếp nấu riu riu cho nước cạn dần.
Bước 6: Cho thịt lên giấy bạc, rồi cho vào ngăn giữa lò nướng, nướng thịt 20 phút ở nhiệt độ 220 độ C cho thịt cháy xém cạnh bên ngoài là xong.
Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn
Khi thịt chín, cho ra thái miếng vừa ăn rồi cùng xếp thịt ra đĩa. Để cho đĩa thức ăn thêm đẹp, bạn có thể tỉa hoa từ dưa chuột để trang trí kèm nhé!
Xá xíu ăn với cơm rất ngon!
Cánh làm thịt xá xíu không cần gia vị ướp sẵn
Chúc bạn thành công và ngon miệng với thịt xá xíu thơm ngon nhé!



Phố cổ Hội An - Lưu giữ tinh hoa Việt





Biểu tượng của Phố cổ Hội An

I. Sơ lược về phố cổ Hội An   

Phố cổ Hội An là một cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt nam, hiếm có trên thế giới, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn từ khắp nơi trên thế giới trong suốt thế kỷ 17 và 18. Đến thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho cảng Đà Nẵng khi đó đang được Pháp xây dựng.

Ảnh phố cổ Hội An ngày xưa
Phố cổ Hội An xưa...
Hội An may mắn không bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20, nhờ đó nơi đây giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Ngoài ra Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Ảnh phố cổ Hội An ngày nay
và nay
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách Việt Nam và quốc tế.

Với những giá trị nổi bật, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 dựa trên hai tiêu chí:
  • Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
  • Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.


    II. Những điểm tham quan hấp dẫn

    1. Chùa Cầu (còn gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều - Nối đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú)một nét kiến trúc thanh tú của người Nhật đã tạo thêm vẻ duyên dáng cho Hội an. Như một số chùa xưa còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn Nhật Bản, chùa Cầu có mái che uốn cong mềm mại, mặt cầu cong vồng lên quãng giữa. Ngoài những phần chạm trổ tinh vi, hai đầu cầu còn có bốn tượng thú đứng hầu, trong chùa là tượng Bắc đế cưỡi con câu long. Không chỉ ghi dấu ấn của người Nhật ở Hội An, chùa Cầu còn được chọn làm biểu tượng cho đô thị cổ này.
    Chùa cầu - biểu tượng của Hội An
    Chùa Cầu - biểu tượng của phổ cổ Hội An
    2. Các hội quán của người HoaKhi nhà Thanh thay thế nhà Minh, nhiều người Hoa phải bỏ xứ ra đi, họ tỏa về Đông Nam Á và Hội An là một điểm dừng. Những ngôi chùa và hội quán theo kiến trúc Hoa được dựng lên ở đây để họ đỡ nhớ quê và để tạ ơn một chuyến đi được thuận buồm xuôi gió. Tiêu biểu trong số các hội quán có: 
    • Hội quán Phúc Kiến (46 đường Trần Phú) với cây cảnh ngát xanh và những tầng kiến trúc uy nghi, là một trong những nơi được sự chiếu cố đặc biệt của khách vãng lai lẫn người địa phương. Được dựng lên từ thế kỷ 17, trùng tu vào cuối thế kỷ 18, đặc biệt, chùa còn thờ bà chúa Thai Sanh là bà tổ của những bà mụ đỡ đẻ trong dân gian. 
      Hội quán Phúc Kiến Hội An
      Mặt tiền Hội quán Phúc Kiến
    • Hội quán Quảng Đông (còn được gọi là chùa Ông - 176 đường Trần Phú) thờ Quan Công (Quan Vũ). 
    • Hội Quán Trung Hoa (còn gọi là Hội quán Ngũ Bang - 64 đường Trần Phú) thờ bà Thiên Hậu. 
    • Hội quán Hải Nam (10 đường Trần Phú) thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua Tự Đức. 
    • Hội quán Triều Châu (hay còn gọi là chùa ông Bổn - 157 đường Nguyễn Duy Hiệu), hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang, là miếu thờ Phục Ba tướng quân.

    3. Các nhà cổNhững ngôi nhà cổ Hội An là sự đan quyện tài tình, sự hội nhập hài hòa các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - Pháp. Bàn tay tài hoa của các lớp thế hệ nghệ nhân đã dày công tạo dựng, pha trộn những kiến thức trang trí nội thất bằng cách sắp xếp hợp lý các cấu kiện kiến trúc, bố cục không gian và bằng cách thể hiện sinh động của các mô típ hoa văn. 
    • Nhà cổ Quân Thắng (77 đường Trần Phú) Là một trong những nhà cổ được đánh giá đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.
    Nhà cổ Quân Thắng
    Nhà cổ Quân Thắng
    • Nhà cổ Tấn ký (10 đường Nguyễn Thái Học) Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. 
    Nhà Cổ Tấn Ký
    Nhà cổ Tấn Ký
    • Nhà cổ Phùng Hưng (04 đường Nguyễn Thị Minh Khai) với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.
      Nhà cổ phùng hưng
      Nhà cổ Phùng Hưng
    4. Các nhà thờ tộc là nơi dành cho tất cả các thành viên trong gia tộc tụ họp, thờ cúng tổ tiên. Những ngôi nhà phản ánh rõ phong cách sống của các tầng lớp quí tộc Việt Nam và cho ta thấy những giá trị truyền thống còn hiện diện rất rõ. Tiêu biểu cho các nhà thờ tộc có:
    • Nhà thờ tộc Trần (21 đường Lê Lợi) do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.
    Nhà thờ tộc Trần
    Nhà thờ tộc Trần
    • Nhà thờ tộc Trương (69/1 Phan Châu Trinh) do một hậu duệ của dòng họ Trương (di cư từ Trung Quốc sang từ giữa thế kỷ 18) xây dựng vào năm 1840. Nhà thờ bao gồm các phần nhà ở sinh hoạt, nhà thờ tộc và cổng. Khu nhà phục vụ cho mục đích sinh hoạt được che bởi các bức vách bằng tre. Di tích này đã được bảo tồn rất tốt và được tu bổ vào năm 2002. Nhà thờ tộc Trương đã vinh dự UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương tặng Giải thưởng Công trạng (Award of Merit) vào năm 2004.
      5. Quan âm phật tự Minh Hương (07 đường Nguyễn Huệ) là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sắc do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến cúng bái.
      Quan âm phật tự Minh Hương
      Chánh điện quan âm phật tự Minh Hương

      • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa (13 đường Nguyễn Huệ) được thành lập vào năm 1989, trưng bày hơn 200 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ…phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh đến thời kỳ văn hoá Chăm và văn hoá Đại Việt, Đại Nam. Đến thăm Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hoá của đô thị cổ.
        Bảo tàng lịch sử - văn hóa
        Một góc trưng bày bảo tàng lịch sử - văn hóa Hội An
      • Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (80 đường Trần Phú) được xây dựng vào năm 1995, lưu giữ trên 400 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ khắp các nền văn hóa trên thế giới… minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
      Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
      Một vài hiện vật tại bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch
      • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (149 đường Trần Phú) trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học. Qua đó cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.
      Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
      Một góc trưng bày tại bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
        7. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An (09 Nguyễn Thái Học) là nơi quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.
        Xưởng thủ công mỹ nghệ hội an
        Một góc xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

        1. Mì cao lầu là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ cao lầu được chế biến rất công phu, sử dụng những nguyên liệu chỉ có ở Hội An đó là tro củi lấy ở tận Cù Lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, và nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm đào cách đây cả ngàn năm.
        Mỳ Cao Lầu đặc sản Hội An
        Cao Lầu - đặc sản Phố Hội
        2. Mì Quảng Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và các loại rau ăn kèm.
        Mì Quảng
        Mì Quảng - Món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam
        3. Bánh tráng đập một món ngon nổi tiếng của Hội An. Hai lớp bánh tráng nướng rất mỏng mỏng, giòn tan kẹp lấy một lớp bánh ướt. Để thưởng thức, bạn phải dùng tay đập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quyện vào lớp bánh ướt. Khi ăn bánh tráng đập, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của bánh tráng, đậm đà của mắm nhĩ, cay nồng của ớt và một chút thơm hơi béo của tỏi. 
        Bánh tráng đập
        Bánh tráng đập ăn cùng hến trộn
        4. Cơm gà phố Hội là món ăn mà bạn không nên bỏ qua khi đến đô thị cổ này. Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cơm gà Hội An thường được ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm.
        Cơm gà phố hội - món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Hội An
        5. Bánh bao - bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu, cách làm gần giống nhau và thường được ăn cùng trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
        Bánh bao - bánh vạc
        6. Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. 
        Chè Bắp
        Chè bắp - món ăn dân dã nổi tiếng ở Hội An
        7. Bánh bèo Hội An. Bánh có màu trắng đẹp mắt, được chiên từ cao lầu (món ăn đã nói ở trên) nên có độ dẻo vừa phải, ăn rất ngon. Nhân bánh được nấu ướt từ tôm tươi, thêm chút ớt, màu sắc rất bắt mắt. Ngoài ra còn có hành tây phi dầu vàng vừa đủ, không quá cháy, ăn kèm bánh rất thơm.
        Bánh Bèo Hội An
        Bánh Bèo Hội An
        8. Hoành thánh. Người Hội An đã đưa món này thành món ăn đặc trưng của xứ mình, vỏ hoành thánh rán giòn với xốt chua cay, miếng hoành thánh giòn rụm vừa giống miếng pizza lại vừa giống viên hoành thánh. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa Đông và Tây. 
        Hoành thánh - món ăn đặc trưng phố Hội
        Hoành thánh - món ăn đặc trưng của phố Hội
        9. Bánh tráng ướt. Cũng gần giống với bánh cuốn nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).
        Bánh tráng ướt
        Bánh tráng ướt
        10. Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Sự cuốn hút của món ăn này là nhờ vào vị giòn tan của bột gạo, vị béo bùi của nước cốt dừa, mùi thơm của bột nghệ hòa lẫn các loại rau thơm, bên cạnh đó chất đạm thường được sử dụng là thịt bò, tôm, mực. Bánh phải ăn nóng, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, thìa mà chỉ dùng tay.
        Bánh xeo Hội An
        Bánh xèo Hội An - Đặc sản chính hiệu của phố Hội
        IV. Kinh nghiệm du lịch Phố cổ Hội An

        1. Bạn nên đến Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, chính quyền Hội An tổ chức Lễ hội đêm rằm phố cổ (tổ chức lần đầu năm 1998). Trong dịp lễ hội, thời gian từ 17 đến 22 giờ, tất cả các ngôi nhà, hàng quán, tiệm ăn đều tắt điện, toàn bộ khu phố chìm trong ánh sáng của trăng rằm và những ngọn đèn lồng. Trên các con phố, những phương tiện giao thông tạm thời bị cấm, chỉ dành cho người đi bộ. Tại các điểm di tích, nhiều hoạt động ca nhạc, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, đánh bài chòi, thả hoa đăng... được tổ chức. Bạn sẽ được đắm mình vào không gian đô thị của thế kỷ trước, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.

        Đêm rằm phố cổ
        Nhà nhà treo đèn lồng trong đêm rằm phố cổ
        2. Bạn không nên đến Hội An trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12. Vì thời gian này Hội an đang trong mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến chuyến du lịch của bạn.

        3. Bạn nên tận hưởng buổi sớm bình yên ở Hội An. Thành phố nhỏ xinh này rất đông khách và nóng nực vào ban ngày nên bạn chỉ có thể tìm thấy không gian tĩnh lặng, không khí mát mẻ, trong lành nơi đây vào buổi sáng sớm. 

        Sáng sớm ở Phố cổ Hội An
        Buổi sớm bình yên ở phố cổ Hội An
        4. Phố cổ Hội An rất đẹp về đêm. Bạn có thể đi dạo quanh những ngõ ngách thanh tịnh của khu phố. Đi giữa Hội An trong đêm đèn lồng mới thưởng lãm hết vẻ đẹp của phố cổ. Những mái nhà rêu phong, những con đường uốn lượn huyền ảo dưới ánh trăng...
        Đêm Hội An
        Hội An quyến rũ về đêm
        5.  Bạn có thể kết hợp tham quan biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm. 


        • Biển Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn chan hòa ánh nắng.
        Biển Cửa Đại
        • Đảo Cù Lao Chàm là một địa điểm du lịch hấp dẫn có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, phong cảnh hữu tình, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Cù Lao Chàm còn là thiên đường của thú vui lặn biển, bởi đây là nơi có nhiều rạn san hô tập trung thành một “bảo tàng sống” tuyệt đẹp thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới.
        Đảo Cù Lao Chàm
        Một góc đảo Cù Lao Chàm
        Biển Cù Lao Chàm
        Rạn san hô biển Cù Lao Chàm
        Lặn Biển Cù Lao Chàm
        Các du khách lặn biển Cù Lao Chàm
          6. Cuối cùng, về hành trang. Bạn nên mang theo mũ nón, ô, kem chống nắng và nên có một chai nước luôn bên mình vì thời tiết nắng nóng. Bạn cũng đừng quên mang theo thuốc đau bụng phòng trường hợp đồ ăn lạ không hợp.


          ThắngCảnh3Miền.com chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ!