"Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy, Ta có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương"
"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
"Khi đối mặt với khó khăn, hãy nhớ rằng những thử thách không phải để hủy hoại bạn mà là để khuyến khích và khiến bạn mạnh mẽ hơn."Studs tổng hợp
"Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc"
“Không phải chỉ có đàn ông mới chinh phục thế giới” Lưu Hiểu Khánh
“Thành công là thuốc bổ tốt nhất dành cho phụ nữ” Lưu Hiểu Khánh
"Khi bạn còn tự tin ở mình thì người khác vẫn còn tin bạn"
Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!
Mọi ý kiến đóng góp, quảng cáo và bài vở cho Vietsanhbuoc, mong bạn đọc gửi về hộp thư :
tramtphan@gmail.com
CÔNG TY TÀI CHÁNH HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ ĐANG TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN BẢO HIỂM VÀ CỐ VẤN TÀI CHÁNH VÀ ĐẦU TƯ (LIFE INSURANCE, FINANCIAL PLANNING AND INVESTMENT) CÓ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC MIỂN PHÍ
XIN LIÊN LẠC CÔ TRÂM: 503 734 6247
Mọi người thường không quan tâm đến Bảo Hiểm Nhân Thọ vì Bảo hiểm Nhân Thọ là sản phẩm chỉ mua khi không cần, còn khi cần rồi thì không thể mua được.
Các bạn hãy tiết kiệm khoảng 1% thu nhập của mình để mua Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp tinh thần mình được thoải mái, an tâm về tài chính cho những người thân yêu.
Các bạn muốn bảo vệ gia đình mình với những điều không ngờ xảy ra,muốn để dành tiền cho con học Đại Học, muốn để dành tiền về hưu, muốn có tiền thu nhập cố định khi về già, muốn đầu tư số tiền nhỏ trong tay, các bạn không biết làm gì, xin liên lạc chuyên viên cố vấn tài chánh Cô Trâm: 503 734 6247
Hy vọng được phục vụ các bạn.
Hy vọng được phục vụ các bạn.
TIN NONG MOI NGAY
TIN NONG MOI NGAY
Monday, September 5, 2011
Tháng 9-2006, khi bà tròn trăm tuổi, người thân, bạn bè của bà từ Hoa Kỳ và ở Pháp đã đến Paris tổ chức mừng Đại thọ cho bà trong không khí giản dị, đầm ấm thân tình.
Mới đây, Bác sỹ Nguyễn Tấn Phát, người sáng lập hội «Trường không biên giới» (École sans frontière) ở Pháp cùng ông bà bác sỹ Lương Vinh Quốc Khanh của Hội «Nghiên cứu y khoa Việt - Mỹ» đã đến thăm bà. Cùng đến thăm còn có nữ Bác sỹ Nguyễn Hoàng Lan và ông bà nhạc sỹ Nhật Ngân. Nhân cuộc đến thăm này - được tường thuật tỷ mỷ trên các mạng - dư luận được biết thêm một số điều bổ ích về những sự kiện lịch sử.
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu là con gái kỹ sư - nhà báo - nhà hoạt động chính trị Bùi Quang Chiêu, một thời nổi tiếng khắp Việt Nam. Ông là người gốc Huế, quê ở Mỏ Cày (Bến Tre), có quốc tịch Pháp (vì hồi ấy Nam bộ là thuộc địa Pháp). Ông sinh năm 1872, mất năm 1945, thọ 63 tuổi.
Tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp, về nước ông Bùi Quang Chiêu xuất bản báo «la Tribune Indochinoise», rồi báo « l’Echo Annamite» và báo tiếng Việt «Đuốc Nhà Nam». Năm 1919 ông lập ra đảng Lập Hiến công khai hoạt động, đòi tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, xuất ngoại… không những cho người dân Nam bộ mà cả cho dân Bắc và Trung kỳ. Mật thám Pháp coi ông là phần tử chính trị nguy hiểm, cần giám sát và kiềm chế. Dưới chính phủ Bình dân ở Pháp, đảng Lập Hiến của ông chiếm đến 10 ghế đại biểu người bản xứ trong Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. Ông có lòng yêu nước và tinh thần quốc gia rất sâu sắc. Ông rất quý trọng cụ Phan Bội Châu và từng hợp tác với cụ Phan Chu Trinh. Ông được vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang Algeria nhận là con đỡ đầu. Ông từng gặp anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) trên chuyến tàu biển sang Pháp, nhưng không tán đồng với đường lối của ông Hồ khi ông Hồ gia nhập đảng Cộng sản Pháp, còn ông gia nhập đảng Cấp tiến (Parti Radical).
Ông bị Việt Minh bắt cùng con trai và con gái tại quê Mỏ Cày rồi bị giết một cách rất tàn bạo vào ngày 29-9-1945. Ông Nguyễn Văn Trấn, cán bộ cộng sản hồi ấy, kể lại rằng theo cách nhìn của lãnh đạo đảng CS Đông Dương tất cả các tổ chức yêu nước đều bị coi là phản động, là «Việt gian», là «tay sai thực dân Pháp», như họ đã giết nhà văn hóa Phạm Quỳnh, nhà hoạt động trotskít Phan Văn Hùm. Ông Nguyễn Văn Trấn còn kể là khi một cụ già ở Mỏ Cày yêu cầu cán bộ Việt Minh là chớ có giết những người con ông Bùi Quang Chiêu, nhất là cô con gái út Madeleine lúc ấy 15 tuổi, thì họ trả lời: «Không được, con Việt gian lớn lên cũng thành Việt gian».
Bà Henriette Bùi sang Pháp du học năm 1921, khi 15 tuổi. Năm 1926 bà đậu tú tài Pháp ở thành phố Bordeaux rồi vào học Đại học y khoa Paris. Năm 1934 bà tốt nghiệp với lời khen xuất sắc của ban giám khảo, chuyên ngành sản khoa. Bà là người gốc Việt đầu tiên tốt nghiệp Đại học y khoa Paris, khi 29 tuổi.
Năm 1935 bà về nước, nhận nhiệm vụ khoa trưởng khoa Hộ sinh Bệnh viện Chợ Lớn. Bà mở nhiều lớp đào tạo các y tá và y sĩ ngành sản khoa cho toàn Nam bộ. Trong chuyên môn bà luôn yêu cầu tinh thần trách nhiệm xã hội cao, thương yêu bệnh nhân, và nhất là bình đẳng giữa người Pháp và người bản xứ.
Trong xã hội, Bác sỹ Henriette Bùi là một người đi tiên phong trong dành quyền bỉnh đẳng với nam giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên mặc áo tắm đi bơi ở bể bơi công cộng và bờ biển, là phụ nữ đầu tiên chơi quần vợt, đi khiêu vũ, lái xe ô tô, còn dự định học lái máy bay.
Sau cái chết bi thảm của người cha yêu quý và các anh em của bà tháng 9-1945, Bác sỹ Henriette Bùi vẫn giữ vững tinh thần dân tộc, phục vụ xã hội; với những thương binh, bệnh binh trong thời chiến, bà đều chăm sóc chu đáo, không hề phân biệt bạn hay thù. Cuối năm 1950 bà sang Nhật Bản học nghề châm cứu, với nhiều áp dụng có hiệu quả cho ngành sản khoa.
Năm 1971 bà trở về Pháp, vẫn phục vụ trong ngành y khoa, cho đến năm 1976, khi 71 tuổi bà mới nghỉ hưu.
Bà thành hôn với luật sư Vương Quang Nhượng, cũng là bạn thân của thân phụ bà, 2 người ly dị 2 năm sau, tuy vẫn coi nhau là bạn, vì luật sư Nhượng muốn bà để thời gian nhiều hơn cho gia đình riêng. Sau đó bà sống cùng kỹ sư cầu cống Nguyễn Ngọc Bích, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Paris. Lại một bi kịch, ông Bích tham gia kháng chiến, làm đến chỉ huy phó khu IX Nam Bộ, bị Pháp bắt, ông bị kết án tử hình, tuy ông không gia nhập Đảng cộng sản. Nhờ bà ráo riết vận động dư luận Pháp đòi tự do cho ông Bích, bản án tử hình bị hủy, ông Bích được sang Pháp, dạy môn vật lý tại Đại học y khoa Paris. Ông Bích từng là thầy của Bác sỹ Nguyễn Tấn Phát.
Tháng 6-2011 vừa qua, khi các bác sỹ Nguyễn Tấn Phát, Lương Vinh Quốc Khanh, Nguyễn Hoàng Lan và vợ chồng nhạc sỹ Nhật Ngân đến thăm, bác sỹ Henriette Bùi tỏ ra nhanh nhẹn, minh mẫn khi tuổi đã rất cao, cực hiếm trên đời này. Bà muốn bạn bè cứ gọi là «Chị Henriette» cho thân mật. Trí nhớ của bà còn tốt, càng nhớ lâu những chuyện xa xưa, thời còn trẻ. Bà còn nhớ mặt, nhớ tên những bạn cũ. Bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa (mẹ bà là người gốc Trung Hoa), và cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Bà đã tiếp khách, nói chuyện và ra phố, đến nhà hàng ăn cơm với bạn bè trong hơn 5 tiếng đồng hồ, không tỏ ra mệt mỏi.
Trong câu chuyện với bạn bè, «chị Henriette » còn nhớ những nhân vật chi từng quen khá rõ, như cựu Hoàng Bảo Đại, cựu Nam Phương Hoàng Hậu, ông Nguyễn Văn Xuân, vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân, ông bà Bửu Hội, ông bà Hoàng Xuân Hãn… «Chị» đặc biệt vui khi có người từng được «chị» đỡ đẻ nay đã trưởng thành đến chào «chị».
Khi tạm biệt, bà Henriette mói vui là «tôi sẽ còn sống đến năm 121 tuổi», ý nói để lập kỷ lục sống lâu trên đất Pháp, do một bà nguời Pháp giữ, sống 120 tuổi, đã mất cách đây không lâu.
Xin chân thành chúc mừng «chị Henriette Bùi» ngày sinh nhật 8-9-2011 sắp đến, khi «chị» 106 tuổi, chúc «chị» khỏe, minh mẫn và tâm hồn luôn tươi trẻ, lạc quan; mong «chị» giữ mãi bản tính hóm hỉnh, thâm thúy, hay đùa cợt mà nhiều bạn từng khám phá ở «chị». Những người vui tính, hóm hỉnh thường là thông minh, rộng lượng, yêu đời, yêu người, và sống lâu.
Điều rất không bình thường là cán bộ, nhân viên sứ quán Việt Nam ở Pháp vẫn làm như không biết Bà Henriette Bùi là ai. Cả đại diện Việt Nam ở UNESCO cũng không hề tỏ ra biết đến bà, một nhà trí thức gốc Việt Nam thật sự quý hiếm về nhiều mặt. Thật đáng buồn cho họ, đáng buồn hơn cho đất nước.
Trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngọai đang có thêm nhiều người biết đến bà Henriette Bùi và mong được biết rõ địa chỉ của bà để thăm hỏi và chúc mừng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment