"Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy, Ta có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương"


"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"

"Khi đối mặt với khó khăn, hãy nhớ rằng những thử thách không phải để hủy hoại bạn mà là để khuyến khích và khiến bạn mạnh mẽ hơn."Studs tổng hợp

"Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc"

“Không phải chỉ có đàn ông mới chinh phục thế giới” Lưu Hiểu Khánh

“Thành công là thuốc bổ tốt nhất dành cho phụ nữ” Lưu Hiểu Khánh

"Khi bạn còn tự tin ở mình thì người khác vẫn còn tin bạn"

Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!

Thử thách của thành công không phải là ở chỗ ta làm gì khi ở đỉnh cao

Mà là khả năng vươn lên mức nào sau khi đã rơi tận đáy.

George S.Patton

Một trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống là thời khắc hiện tại, không phải là thời khắc cam go và nghiệt ngã. Hãy ghi khắc điều này trong tim để từng ngày qua đi sẽ là ngày tốt đẹp nhất trong năm

Ralph Waldo Emerson

…Từ bầu trời, mặt đất, một hình dáng vụt qua cho đến mảnh báo cũ hay tơ nhện, chúng ta phải chọn ra cái tốt nhất cho mình ở nơi ta có hể tìm thấy nó.

Pablo Picasso

Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi

Winston Churchill

Tôi đã phát hiện ra bí mật rằng sau khi leo lên đỉnh ngọn đồi, người ta sẽ thấy những ngọn đồi khác. Tôi nghỉ ngơi ở đó một lát, quan sát khung cảnh huy hoàng quanh tôi, nhìn lại quãng đường tôi đã vượt qua. Nhưng tôi chỉ nghỉ một lát thôi, sự tự do trở thành trách nhiệm, tôi không nán lại, vì đoạn đường vẫn chưa kết thúc.

Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi,

Hình ảnh mà bạn hình dung về tương lai, trong mọi hoàn cảnh, đều có giá trị lớn hơn nhiều so với sự hồi tưởng của bạn về quá khứ.

Michael Korda

Có một số bằng chứng cho thấy người nào ít gặp may mắn lúc đầu đời sẽ có cơ hội thành công hơn những người ngay từ đầu đã có được mọi thứ. Sở dĩ như vậy là vì người ít may mắn phải cố gắng nhiều hơn và nỗ lực nhiều hơn để bảo đảm thành công.

Krisana Kritmanorote

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình bất tận

Chúng ta phải học hỏi và phát triển

khi qua mỗi khúc quanh của cuộc đời.

Trên con đường đó, đôi khi chúng ta vấp ngã,

Nhưng luôn hướng đến điều tốt đẹp nhất trong chúng ta.

Gerald L.Coffee

Chúng ta cứ làm như thể những tiện nghi xa hoa là một đòi hỏi tất yếu và sẽ mang lại ý nghĩa trong cuộc sống chúng ta! Trong khi đó, tất cả những gì ta cần để cho cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa, chính là có một điều gì đó để mà thực sự say mê, thực sự tâm huyết.
Charles Kingsley

Nếu trong bạn trước giờ vẫn chưa có được ngọn lửa đam mê thắp sáng, thì bạn phải thổi bùng nó lên.


Vince Lombardi

Thế giới thuộc về những ai sống có nhiệt huyết, say mê và có khát vọng cháy bỏng.

Ralph Waldo Emerson

“Hãy mạo hiểm những gì đã được tính toán kỹ. Điều này khác xa so với sự liều lĩnh.”

Tướng George S. Patton, Jr.

“Sống với mạo hiểm có nghĩa là vượt ra khỏi lối mòn, nhảy xuống khỏi vách núi và tạo cho mình đôi cánh để có thể bay lên cao hơn.”

Ray Bradbury

“Vấn đề tinh tế khó nhận ra nhất là ở chỗ, nếu bạn không dám mạo hiểm gì cả, thì cuộc sống của bạn đang ở mức mạo hiểm cao nhất đấy.”

-EricaJong

“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn hãy luôn là chính mình.” – Buckaroo Bonzai

“Một người có thể thành công ở hầu hết mọi lĩnh vực mà anh ta thể hiện lòng nhiệt tình vô hạn.” - Saclơ Suýt

“Cần nhớ là chúng ta tồn tại để làm gì và chúng ta đang cố đạt tới cái gì” - Gie-xin-ski

“Khi đặt một mục tiêu, đừng đặt thấp hơn khả năng của bạn. Ít người đạt được mục tiêu cao hơn mục tiêu họ đặt ra.” - Patricia Harris

“Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay.” - Ngụ ngôn Pháp

“Gieo hành vi bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận.”– Khuyết danh

“ Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên.” - Tuân Tử

“Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã.” - M.A.Carrera

“Sự thành công cho ta thấy một mặt của cuộc đời. Thất bại cho ta thấy nốt mặt kia của nó.” - T.Catôn

“ Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.” - Tônxtôi

“Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ với bạn thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được.” - Xta-ni-lap-xki

“Loài người thích chinh phục những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông bất tận, và cả vũ trụ bao la. Thế nhưng, có mấy ai khám phá được hết bí ẩn trong chính con người mình.” - St. Augustine




HOME PAGE

TIN TỨC TỔNG HỢP


Mọi ý kiến đóng góp, quảng cáo và bài vở cho Vietsanhbuoc, mong bạn đọc gửi về hộp thư :

tramtphan@gmail.com





CÔNG TY TÀI CHÁNH HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ ĐANG TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN BẢO HIỂM VÀ CỐ VẤN TÀI CHÁNH VÀ ĐẦU TƯ (LIFE INSURANCE, FINANCIAL PLANNING AND INVESTMENT) CÓ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC MIỂN PHÍ

XIN LIÊN LẠC CÔ TRÂM: 503 734 6247

Mọi người thường không quan tâm đến Bảo Hiểm Nhân Thọ vì Bảo hiểm Nhân Thọ là sản phẩm chỉ mua khi không cần, còn khi cần rồi thì không thể mua được.
Các bạn hãy tiết kiệm khoảng 1% thu nhập của mình để mua Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp tinh thần mình được thoải mái, an tâm về tài chính cho những người thân yêu.
Các bạn muốn bảo vệ gia đình mình với những điều không ngờ xảy ra,muốn để dành tiền cho con học Đại Học, muốn để dành tiền về hưu, muốn có tiền thu nhập cố định khi về già, muốn đầu tư số tiền nhỏ trong tay, các bạn không biết làm gì, xin liên lạc chuyên viên cố vấn tài chánh Cô Trâm: 503 734 6247
Hy vọng được phục vụ các bạn.








TIN NONG MOI NGAY

TIN NONG MOI NGAY



Wednesday, October 31, 2012

10 năm Halloween 'ngấm' dần vào đời sống Việt


Lễ hội Halloween được cho là du nhập vào Việt Nam khoảng hơn một thập niên qua và dần trở nên phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Các trường học, siêu thị, nhà hàng và gia đình chơi hội ma với nhiều hình thức khác nhau.


Lễ hội ma diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 10 Dương lịch, bắt đầu từ chiều và kết thúc lúc 12h đêm. Ý nghĩa "Halloween" xuất phát từ "Đêm các Thánh" - một lễ kỷ niệm của Thiên chúa giáo. Nghi lễ này lại có nguồn gốc tôn giáo cổ xưa và đến nay vẫn là dịp lễ thiêng liêng của người Wicca - một tôn giáo cổ mà các tín đồ chỉ làm điều thiện.

Người ta tin rằng trong dịp Halloween, tất cả các vị thần có thể tới thăm loài người. Đó cũng là thời gian linh hồn của người chết sẽ tìm về nhà, để lại những lời nhắn nhủ trong giấc mơ của con người.

Những ngôi nhà được trang trí mang hơi hướng cõi âm vào đêm Halloween. Ảnh: Thi Ngoan.
Những ngôi nhà được trang trí như ở cõi âm vào đêm Halloween. Ảnh: Thi Trân.

Vào ngày này còn có phong tục để dành thức ăn cho người chết, xuất phát từ quan niệm cho rằng hồn ma có thể bị đói sau một năm thiếu thốn. Khi người sống đem thức ăn bố thí cho những linh hồn ấy, họ sẽ để mọi người được yên ổn. Vào dịp Halloween, các em nhỏ và thanh thiếu niên sẽ hóa trang rồi cầm lồng đèn đi từng nhà gõ cửa để xin kẹo. Chúng luôn miệng nói "trick or treat" (nghĩa là cho kẹo hay bị ghẹo). Thường gia chủ sẽ cho bánh kẹo để tránh bị hồn ma chọc phá.

Halloween còn gắn với truyền thuyết về một chàng trai tên là Jack. Tương truyền anh ta sống tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không bao giờ cho ai cái gì và hay nô đùa với quỷ. Một hôm có con quỷ đến quấy phá dân trong vùng và bị các tu sĩ bắt được. Nhận ra con quỷ đó là bạn hay chơi đùa với mình nên Jack đã tìm cách giải thoát cho nó. Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack sẽ không bắt hồn anh về địa ngục.

Ít lâu sau Jack bị tai nạn qua đời. Do lúc sống không tốt nên anh ta không được lên thiên đàng. Jack liền tìm xuống địa ngục nhưng quỷ một mực không chịu bắt hồn anh vì lời đã hứa trước đây. Thế là linh hồn Jack phải lang lang vất vưởng trên dương gian. Thấy anh khổ sở rét mướt, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở địa ngục cho vào trái bí ngô đưa cho anh sưởi ấm. Jack đã đục lỗ trên quả bí ngô để ánh lửa trong đó tỏa ra và cầm "chiếc đèn" đó tiếp tục lang thang trên thế gian chờ đến ngày phán xét chung của nhân loại.

Mẹ con của chị Tâm và bé Trúc Lam hóa thân thành thiên thần áo trắng tham gia lễ hội cùng diễn đàn Việt Caravan. Ảnh: Thi Ngoan.
Mẹ con của chị Tâm và bé Trúc Lam (thành viên diễn đàn Việt Caravan) hóa thân thành thiên thần áo trắng tham gia lễ hội ma. Ảnh: Thi Trân.

 

Ngày nay tại Việt Nam, nhiều trường học, trung tâm thương mại, nhà hàng và gia đình tổ chức hội ma với các hình thức khác nhau. Những chương trình văn nghệ trong đêm hội thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, chuyện kể về ma quỷ, phù thủy, quái nhân...


Theo thời gian, người ta bỏ qua những quan niệm về tín ngưỡng và xem Halloween như một ngày hội mà cả người lớn và trẻ em đều thành những nhân vật trong cổ tích. Qua đó, trẻ được giáo dục lòng can đảm, lướt thắng nỗi sợ hãi ma quỷ và bóng đêm, phải sống tốt đẹp, nhớ đến công ơn đấng sinh thành...

Anh Lê Khắc Sinh (quận 6, TP HCM) cho biết đây là năm thứ hai gia đình anh cùng với khoảng 100 thành viên diễn đàn Việt Caravan tổ chức Halloween. Trong "đêm ma quái", các gia đình cũng được yêu cầu trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị thật nhiều kẹo bánh để phát cho các "cô hồn" đến gõ cửa. Sau đó mọi người cùng nhau trải qua cuộc hành trình đầy gian nan vượt qua ải địa ngục để tham dự bữa tiệc khải hoàn.

Người cha trẻ kể, từ khi biết cả nhà sẽ cùng tham gia lễ hội hóa trang "ma quái", cậu con trai cứ nằng nặc dặn dò cha mẹ chuẩn bị cho một bộ đồ thật "ngầu và độc". Cuối cùng vợ chồng anh sắm cho con một bộ đồ cánh dơi màu đen có vẽ hình đầu lâu "không đụng hàng".

"Năm ngoái cháu rất sợ khi được yêu cầu chui vào 'động quỷ'. Khi nghe bố nói đó chỉ là ma giả thôi, không hại người đâu thì cháu mới chịu bước vào. Đến năm nay cháu bảo hết sợ rồi và còn đòi tự đi không cần tôi dắt tay nữa", anh Sinh thuật lại sau chuyến hành trình.

Đa phần các bé nhỏ tuổi hoặc lần đầu tham gia lễ hội ma quái đều sợ hãi khóc thét và bám riết tay cha mẹ. Sau khi hoàn tất hành trình để đến với bữa tiệc khải hoàn, các bé mới hiểu ra điều quan trọng là phải vượt qua nỗi sợ hãi để tiến về phía trước.

Hai mẹ con cùng nhau vượt qua ải tử thần đang phải trải qua thử thách uống
Hai mẹ con cùng nhau vượt qua ải tử thần đang phải trải qua thử thách uống "máu" ở cửa địa ngục trong đêm hội ma quái. Ảnh: Thi Trân.

Cũng tham gia lễ hội hóa trang, hai mẹ con chị Tâm và bé Trúc Lam chọn cho mình bộ cánh thiên thần màu trắng hiền lành và tốt bụng. Người mẹ thú thật, mặc dù không biết nhiều về nguồn gốc lễ Halloween nhưng chị xem đây là cơ hội vui chơi giải trí cùng gia đình và bạn bè sau một ngày làm việc căng thẳng.

Vợ chồng dắt tay cô con gái 7 tuổi mặc bộ cánh thiên thần, chị Tâm chia sẻ: "Bình thường vợ chồng con cái ít có dịp đi chơi cùng nhau như thế này. Hóa trang thành thiên thần, mình cảm thấy trẻ trung, vui tươi và hạnh phúc khi được là hiện thân của 'cái thiện'". Còn chị Hương ở quận Bình Thạnh đưa hai con trên 10 tuổi đi chơi hội ma, tâm sự: "8 năm qua, từ khi các cháu còn nhỏ đã được chơi hội ở trường rồi nên chúng rất thích".

Cũng tại một sân chơi Halloween ở quận Tân Bình, TP HCM, khoảng 300 người đang reo hò cổ vũ cho hai đội "thiên thần" và "ác quỷ" đại diện cho hai thế lực: thiện và ác. Câu chuyện về cậu bé Jack sống tham lam ích kỷ và khi chết linh hồn không được siêu thoát cũng được các bạn trẻ tái hiện qua một vở kịch vui tươi hài hước. Bài học được rút ra qua câu chuyện này là "con người phải sống tốt lành, biết yêu thương và giúp đỡ người khác, không tham lam, ích kỷ. Như thế sau khi chết đi, linh hồn chúng ta sẽ được lên thiên đàng".

Thi Trân

Cứu sống bé sơ sinh bị ném vào thùng rác


Nghe tiếng động phát ra từ thùng rác dưới chân cầu thang trong dãy nhà trọ, chủ nhà đến mở nắp đậy phát hiện một bé trai sơ sinh còn đỏ hỏn khóc không lên tiếng.


Cháu bé kháu khỉnh tại bệnh viện. Ảnh: Nguyệt Triều.

Ngày 31/10, Công an phường Bình Hòa, thị xã Thuận An (Bình Dương) cùng Ban bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, hội phụ nữ phường đến bệnh viện thăm bé trai sơ sinh bị vứt bỏ trong thùng rác. Được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên cháu bé may mắn qua cơn nguy kịch.

Tối trước đó, chủ khu nhà trọ ở tỉnh lộ 43 phường Bình Hòa nghe tiếng động lạ phát ra từ thùng rác ngay chân cầu thang trong dãy nhà trọ. Thấy lạ, người này đến mở nắp thùng để kiểm tra, phát hiện bé trai sơ sinh còn đỏ hỏn bị bọc trong túi nilon.

Cháu bé được đưa vào Bệnh viện Hoàn Hảo trong tình trạng tím tái, phải săn sóc đặc biệt. Hiện sức khỏe bé đã ổn định. Cháu bé nặng hơn 3 kg.

Thùng rác cầu thang nơi phát hiện cháu bé. Ảnh: Nguyệt Triều.

Chủ nhà trọ kiểm tra người thuê nhà để tìm mẹ cháu bé. Người ta phát hiện ở tầng một có một nữ công nhân 21 tuổi nằm bất động, có dấu hiệu bị thương vùng kín. Nữ công nhân này cũng được đưa đến viện cấp cứu.

Theo các bác sĩ, những vết thương của nữ công nhân này có dấu hiệu của việc sinh sản. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, cô vẫn chưa thừa nhận việc sinh con.

Nguyệt Triều - Hoàng Lê

Tuesday, October 30, 2012

Đủ loại bánh miền Tây thơm ngon ở Sài Gòn

Cái vị béo, mằn mặn và ngọt của bánh tằm bì Bạc Liêu hay hương thơm ngọt ngào của bánh ống Sóc Trăng là những món ăn đậm chất miền Tây.

Dưới đây là một số món bánh mặn, ngọt nổi tiếng của miền Tây Nam bộ.

Bánh củ cải

Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong, bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Ảnh: Khánh Hòa.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Ảnh: Khánh Hòa.
Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.

Bánh tằm bì

Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của dân Bạc Liêu, đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức.
Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Ảnh: Khánh Hòa.
Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Ảnh: Khánh Hòa.
Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo. Bì thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.
Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.

Bánh ống Sóc Trăng

Bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.
Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu.
Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Ảnh: Khánh Hòa.
Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín.
Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.

Bánh tai yến

Chiếc bánh tai yến là thứ quà bình dân để ăn chơi hay chống đói… Không phải người thành phố nào cũng cảm nhận hết cái vị ngọt ngọt, mát mát mà chiếc bánh mang lại.
Sỡ dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến.
Bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ảnh: Khánh Hòa.
Sở dĩ bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ở một số nơi, bánh tai yến còn được gọi là bánh nón. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Các nguyên liệu được trộn đều với nhau, bánh được làm chín bằng cách chiên trong chảo dầu sôi.
Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn uốn cúp vào mà không nhíu lại, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.

Bánh pía

Bánh pía nổi tiếng nhất và tạo nên thương hiệu là bánh pía Sóc Trăng. Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Bánh hình tròn, dẹt, còn có một tên gọi khác là bánh lột da vì lớp da bánh bên ngoài rất mỏng bọc lấy nhân bên trong là lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại…
Bánh pía quyến rũ người ăn bởi hương thơm đặc trưng của sầu riêng. Ảnh: Khánh Hòa.
Bánh pía quyến rũ người ăn bởi hương thơm đặc trưng của sầu riêng. Ảnh: Khánh Hòa.
Nguyên liệu chính của bánh là bột mì được đưa vào máy và trộn đều với đường cát trắng. Cho vào một ít chất phụ gia vào bột, chia ra làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, được dùng làm vỏ bánh bên trong.
Nhân bánh ngoài thịt và đậu xanh còn được chế biến thêm nhiều loại nhân như khoai, hột vịt muối… và một nguyên liệu quan trọng giúp chiếc bánh trở thành đặc sản của vùng Nam bộ là sầu riêng.
Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ.

Bánh xèo miền Tây

Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.
Bánh xèo chảo là đặc trưng của bánh xèo miền Tây. Ảnh: Khánh Hòa.
Bánh xèo chảo là đặc trưng của bánh xèo miền Tây. Ảnh: Khánh Hòa.
Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
Khánh Hòa

Monday, October 29, 2012

Ai kiểm dịch thịt chó ?


Mỗi ngày, hàng tấn thịt chó từ 2 xã Đức Thượng và Đức Giang (H.Hoài Đức, TP.Hà Nội) được đem đi đổ buôn và bán vào những nhà hàng, quán nhậu... ở thủ đô. Nhưng điều ít người quan tâm, đó là kiểm dịch cũng như nguồn gốc những chú cẩu trước khi được “hóa kiếp”.

Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như chất lượng món thịt chó, PV Thanh Niên đã thâm nhập vào những lò mổ lớn nhất nhì của 2 xã trên. Theo dân buôn chó, cũng như những chủ lò mổ, nhiều năm nay, nơi đây được coi là trung tâm cung cấp thịt chó sống lớn nhất miền Bắc. Tại Hà Nội, hai xã này cung cấp hơn 70% lượng thịt chó, tương đương 4 - 5 tấn mỗi ngày.
Từ chó nhập đến chó bả
Trên đường dẫn vào làng, chúng tôi bắt gặp những chiếc lồng sắt, những đống rơm to lù để thui chó. Khắp làng, đi tới đâu cũng phảng phất mùi phân chó. Hệ thống cống rãnh cũng tắc tị bởi đủ thứ cặn bã được thải ra từ các hộ giết mổ chó.
Ông Trịnh Văn Cai, chủ một lò giết mổ cũng như cung cấp thịt chó có tiếng ở Cao Hạ (xã Đức Giang), cho biết vài năm trước chó sống được gom từ các huyện miền núi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhưng gần đây, do nhu cầu tăng vọt, người ta phải sang cả Thái Lan, Lào và Campuchia thu mua chó sống mới đủ cung cấp.
Chó sống tập kết tại khu vực biên giới, trước khi được đóng vào những xe tải loại lớn hàng chục tấn. Tránh cho chó hao cân, những xe này phải chạy không ngừng nghỉ suốt ngày đêm về Đức Giang để xuống hàng. Thông thường 2 - 3 ngày các hộ lại nhập chó sống một lần. Lần nhập ít nhất mỗi hộ lấy từ 5 - 6 tạ chó “hơi”.
Cũng theo ông Cai, để tránh thực khách nghi ngờ về nguồn gốc khó kiểm soát, hầu hết các hộ làm chó đều nói mua ở khu vực miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Nếu chó “hơi” mua ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... có giá không dưới 70.000 đồng/kg, thì mua bên kia biên giới chỉ từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Từ nhiều năm nay, đời sống người dân xã Đức Thượng cũng phất lên nhờ nghề mua bán chó. Theo lời H., một chủ cơ sở chuyên cung cấp thịt chó sống cho các chợ thuộc khu vực Q.Đống Đa và Q.Hai Bà Trưng (TP.Hà Nội), ngoài lượng hàng được nhập từ nhiều tỉnh trong nước, nhập ngoại, thì hầu hết số chủ lò đều mua lại chó từ đám “cẩu tặc”, hay từ số người đi mua chó dạo. Mua chó từ các nguồn này dễ ép được giá và giá chỉ nhỉnh hơn phân nửa giá chó thường chút ít. “Thường thì đám trộm chó chẳng chừa chó khỏe hay chó ốm, chó có dịch bệnh hay không. Rồi chúng còn dùng cả bả để trộm chó. Do vậy mà chó mua từ nguồn này thường có “vấn đề” về sức khỏe, nhưng không sao...”, giọng H. lấp lửng.

Ai kiểm dịch thịt chó ?
Ai kiểm dịch thịt chó ?
Ai kiểm dịch thịt chó ?
1. Làm thịt chó ngay trên nền sân bẩn; 2. Bên lò mổ, chó “hóa kiếp” được chất đống; 3.Chó thui sơ được treo bên những dụng cụ cáu bẩn - Ảnh: Nam Anh

Hãi hùng “cầy tơ”
“Ví như chó bị đánh bả. Thì phải là bả độc ăn vào chó mới lăn đùng ra. Nhưng nếu kịp thời đem về lò “hóa kiếp”, chỉ cần bỏ đi bộ lòng thôi”, H. nói nhỏ để tôi đủ nghe. Song theo H., trường hợp này hiếm lắm, đa phần chó bị đánh bả sau nhiều giờ đồng hồ mới được đem bán cho các cơ sở. Tới lúc này, chất độc của bả đã ngấm qua bộ lòng vào lục phủ ngũ tạng, thậm chí vào thịt. Biết là vậy nhưng có bao giờ thấy chó bị đánh bả chết mà vứt đi nguyên con đâu. “Người ta vẫn nói “răng nhe như răng chó”, nên chó ốm, yếu bị nghi dịch bệnh cũng vậy, trước khi “hóa kiếp”, mấy ông thợ mổ thường cắt nguyên cái thủ để bỏ đi. Vì các ông này sợ khi làm thịt, răng cẩu nhe ra gây trầy xước da, chất độc dễ nhiễm vào cơ thể”, H. vừa nói vừa dẫn tôi ghé thăm khu giết mổ.
Bất chấp sự xuất hiện của người lạ mặt, đám thợ vẫn thản nhiên tay dao. Trên nền gạch, lẫn trong những chú cẩu bị chọc tiết, mổ moi nằm thẳng đừ, đợi để thui là những cỗ lòng, những bãi phân chó quện lẫn mớ lông vấy máu đỏ au. Cách đó vài bước chân, khu nhốt chó với cả trăm con đang sợ hãi trước cảnh đồng loại bị “hóa kiếp”, rúm ró tụ vào một góc trông thật đáng thương. Trời mờ sáng, người lấy hàng đã lục tục xuất hiện. Để “tiết kiệm” thời gian, nhiều mối hàng còn bạo tay nhặt những miếng cuống họng, phổi, bèo nhèo... còn dính nguyên phân, ném vô thùng nước đục ngầu mà khoắng. Trong nháy mắt, số nội tạng này đã được xay nhuyễn, trước khi đem hòa lẫn với xô tiết để cạnh máy đánh lông chó. Hóa ra, món dồi chó khoái khẩu ở đây được làm như vậy.
Mỗi ngày xuất đi thị trường nội thành Hà Nội trên 2 tạ thịt chó “móc hàm”, T., chủ một lò chó có tiếng ở Đức Giang, cho hay: “Món cầy tơ được tẩm ướp bằng giềng mẻ lại ăn kèm lá mơ với củ sả thì mũi có thính hơn mũi cẩu nghiệp vụ cũng chẳng tài nào phát hiện được đâu là thịt chó khỏe, đâu là thịt chó bệnh”. Rồi T. còn kể chúng tôi nghe một tuyệt chiêu làm hàng mà thoáng nghe qua cũng đủ làm nhiều người phải tởn cầy tơ đủ món tới già. Theo đó, sau khi vượt quãng đường hàng trăm cây số từ bên kia biên giới, nhiều chú cẩu chân đứng không còn vững, mình gầy trơ xương. Thoạt nhìn qua đã chẳng muốn nhập hàng chứ đừng nói gì tới chuyện đụng đũa. Nhưng không, chủ lò vẫn cho thợ “hóa kiếp” bình thường. Sau đó, thay vì được thui rơm, chú cẩu này được vùi xuống một đống cát sạch, đợi thời gian đủ khiến mình chú cẩu trương lên, nhưng không được để phình quá. Tới công đoạn này, chủ lò mới moi chó lên đem rửa sạch, trước khi thui vàng bằng rơm. Thui qua, nhìn chú cẩu gầy trơ xương cũng béo mượt như bao con chó khác...
Ai kiểm dịch ?
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hải, Trạm trưởng Y tế xã Đức Giang, cho biết hiện trên địa bàn xã có chừng dăm, sáu chục hộ làm nghề giết mổ, buôn bán thịt chó. Thông thường số thịt mà các hộ đưa vào nội thành khoảng 4 tấn/ngày. Dịp cuối năm, trời mát, con số này sẽ không dưới 5 tấn/ngày. Ông Hải cũng tự hào, lượng thịt chó ở Đức Giang xuất đi phải chiếm tới trên 70% lượng thịt chó ở khu vực nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, khi được hỏi về công tác kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với món cầy tơ khoái khẩu này, thì ông Hải tỏ ra ngập ngừng. Theo ông Hải, định kỳ Trạm Y tế xã vẫn cấp, phát thuốc tới từng hộ để phun vệ sinh, phòng dịch.
Trong khi đó, khi dẫn chúng tôi xuống thực tế tại các hộ giết mổ, được hỏi về nguồn gốc, cũng như số lượng chó nhập về Đức Giang, ông Hải đều khẳng định dù là chó nhập ngoại hay trong nước đi chăng nữa thì cũng phải có giấy kiểm dịch, giấy chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Nhưng khi chúng tôi yêu cầu được xem lại số giấy tờ của lần nhập chó gần đây nhất thì ông Hải không đưa ra được. Chưa hết, theo lời ông Hải, chó được chở về xã bằng xe ô tô tải và vào ban ngày. Tuy nhiên, ông Cải, một “trùm” chó ở thôn Cao Hạ, khẳng định những xe vận chuyển chó về tới làng lúc 9 - 10 giờ đêm. Thời điểm này chỉ có người bán, kẻ mua, chứ chẳng bao giờ thấy người của trạm y tế xuất hiện.

Bán chó bẩn, ăn chó sạch !
Một chủ lò mổ ở Đức Giang “bật mí” không riêng gì gia đình ông, nhiều điểm cung cấp chó thịt trong thôn, trong xã đều có một khu chuyên nuôi nhốt chó “tuyển”, được mua ở các vùng miền núi. Số chó này người dân địa phương thường gọi là chó “sạch”, chỉ dùng để nhà ăn, đãi khách hoặc bán cho anh em họ hàng, người quen, các quán ruột trong làng. Số chó còn lại được đem giết mổ, bán ra ngoài.

Ai kiểm dịch thịt chó ?
Đủ loại chó được nhốt trong chuồng -


Hà An

Bị đánh chết vì trộm chó (14/10/2012)

Trộm chó, bị dân đánh hội đồng đến chết

Dân Việt - Vụ việc xảy ra vào khoảng 5h sáng 27.6, tại xóm 2 xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.


Theo những người chứng kiến vụ việc, vào thời gian trên, 2 thanh niên đi xe máy vừa bắt được một con chó bên đường thì bị dân chúng phát hiện, rượt đuổi. Một thanh niên đã bị người dân chặn đánh hội đồng dẫn đến tử vong, người còn lại nhanh chân chạy thoát.
Chiếc xe máy của 2 tay trộm chó bị dân đốt rụi.
Tại hiện trường, chiếc xe máy của 2 thanh niên bị người dân đốt trụi, Một bao tải đựng 5 con chó đã bị thu giữ .
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ.
Hiện danh tính nạn nhân vẫn chưa được xác định.
Nghệ An là địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng bắt trộm chó. Khi phát hiện các đối tượng trộm chó, người dân không báo cho công An mà tự xử theo "luật rừng". Một số "cẩu tặc" đã bị người dân đánh chết và đốt xác phi tang cùng xe máy.

Sunday, October 28, 2012


Lẩu bò viên sa tế vừa ăn vừa xuýt xoa

Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng sum vầy bên nồi lẩu nghi ngút khói, với mùi thơm của sả, cay nồng của ớt và ngọt từ xương hầm, được dùng kèm với các loại rau và thịt bò viên.

Nguyên liệu:
- 1 kg xương ống bò hay xương đuôi bò
- 300g thịt bò viên
- 200g thịt bò
- 5 - 6 nhánh sả
- 1/2 củ hành tây
- Vài nhánh hành lá
- Muối, hạt nêm, ớt quả, ớt bột, nước mắm và tỏi
- Phần rau ăn kèm: cải thảo, cải bẹ xanh, có thể thêm cải bỏ xôi, thêm rau tùy theo sở thích của bạn
- Có thể thêm nấm rơm, hay nấm thủy tiên. Và thêm đậu phụ, hay cá viên tùy theo sở thích của bạn.
- Mì trứng hoặc bún.
Cách làm:
Bước 1:
- Sả tước bỏ cọng cứng, cắt khúc ngắn, dùng một nửa phần sả bằm nhuyễn, một nửa còn lại đun cùng với xương.
Bước 2:
- Xương đuôi bò rửa sạch, đun nồi nước, thêm một ít giấm, muối, cho vào đun sôi khoảng 5 phút, sau đó đổ ra rổ, rửa xương lại cho thật sạch.
Bước 3:
- Tiếp theo cho xương vào nồi, đun cùng sả thêm một ít muối, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt.
Bước 4:
- Thịt bò viên cắt làm đôi, cho vào bát.
Bước 5:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, xếp vào đĩa.
Bước 6:
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc.
- Hành tây tước bỏ vỏ khô, bổ múi cau.
- Cải thảo, cải bẹ xanh, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch.
Bước 7:
- Phần ớt sa tế: đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi tỏi thơm, cho sả đã bằm nhuyễn vào xào thơm, xào khoảng 5 phút rưới vào một ít nước mắm và một ít ớt bột, đun khoảng 2 phút, tắt bếp.
Bước 8:
- Nồi nước dùng sau khi phần xương bò mềm, bạn thêm ớt sa tế đã xào chín vào, nêm lại gia vị vừa ăn. Tiếp tục đun khoảng 15 phút, bạn có thể dùng ớt màu thay cho ớt bột.
Bước 9:
- Đun nồi nước sôi nóng, cho vắt mỳ vào chần sơ qua nước sôi, sau đó xả mỳ dưới vòi nước lạnh để chống dính, đổ mỳ ra rổ cho ráo nước.
Bước 10:
- Tiếp theo rưới một ít hỗn hợp tỏi đã phi với dầu vào rổ mỳ, gắp mỳ ra đĩa.
Bước 11:
- Nếu dùng thêm các loại như đậu phụ chiên, cá viên chiên thì bạn xếp đậu phụ ra đĩa riêng.-
Bước 12:
- Khi dùng, bạn xếp tất cả các loại rau, thịt ra đĩa để riêng.
- Dùng nồi nấu lẩu chuyên dụng đặt vào giữa bàn, đổ nước ninh đuôi bò vào nồi lẩu, cắm điện đun sôi thì cho bò viên, hành lá, hành tây vào đun cùng. Khi ăn cho thêm nấm, các loại rau vào nồi lẩu, dùng kèm với mỳ trứng và rưới kèm nước mắm và ớt quả.
Cún Khang


Người Vợ Đảm Đang
Ở hải ngoại, ông Việt Nam nào có phước lắm mới có được vợ Việt Nam. Người đàn bà Việt Nam là biểu tượng của người vợ hiền, đảm đang, chung thủy, tiết kiệm... là tấm gương sáng cho tất cả phụ nữ khắp thế giới noi theo. Vợ tôi lại là tấm gương sáng nhất trong các tấm gương sáng đó. Nói vậy để quí vị biết là tôi hạnh phúc, sung sướng đến cỡ nào! Nếu kể ra đây tất cả các đức tính cao quí của vợ tôi, sợ quí vị không có thì giờ đọc, nên tôi xin đơn cử một đức tính mà bà Việt Nam nào cũng có, đó là tính tiết kiệm.

Nhưng tiết kiệm là gì"
Là đọc báo mà thấy chợ nào có bất cứ món gì "xeo" (on sale: giảm giá) là chạy đi mua ngay (kẻo hết). Có những ngày chủ nhật, vợ tôi kêu tôi dậy từ sáng sớm, đi giáp vòng các chợ có hàng "xeo", đến chiều thì vừa đầy chiếc xe van. Tôi phải vác vào, chất đầy nhà, đến độ muốn vào nhà, tôi phải leo qua những bao gạo hiệu con voi, con cá, con chuột, leo qua những thùng nước mắm hiệu một con cá, hai con cua, năm con bạch tuột,bò qua những thùng dầu bắp, dầu đậu nành, những thùng mì gói, bột, đậu, đường, rồi khăn tắm, khăn trải giường, đồ chùi son nồi, kem đánh răng...(dĩ nhiên tất cả đều quá hạn expired date). Xin quí vị tưởng tượng đến một cái kho tích trữ đồ cứu trợ bão lụt miền Trung chất tùm lum, vất bừa bãi khắp nơi là biết ngay. Nhưng không phải đầy nhà rồi thì ngưng đi mua "xeo" đâu. Vẫn tiếp tục. Vợ tôi giải thích cho tôi biết "Một bao gạo tiết kiệm được một đô. Một trăm bao, tiết kiệm được bao nhiêu" Ông tính đi!" Tôi làm bộ kinh ngạc "Một trăm đô! Tôi đâu có ngờ. Tưởng chỉ một đô, mà thành trăm đô. Bà coi báo, xem còn chợ nào "xeo" thì nên mua về, để dành. Kinh tế suy thoái, tiết kiệm được đồng nào quí đồng đó" Vợ tôi khoái lắm nhưng làm vẻ nghiêm trang "Ông thử đi mượn một đô xem có ai cho mượn không" Phải tiết kiệm từng đồng, để khi cần thì có mà đem ra xài"

Chuyện các báo đăng hàng "xeo" thì vợ tôi rành lắm, chợ nào, xa cách mấy vợ tôi cũng biết rõ đường đi lối về (để chỉ đường cho tôi), trừ những chợ mới khai trương, vợ tôi không biết đường, phải hỏi các bà bạn. Với tôi, muốn đến đâu, giở bản đồ ra là biết hết, nhưng tôi đâu có dại. Có biết, tôi cũng lắc đầu, để khỏi chở bả đi, hơn nữa, phải để bả hỏi bạn bè rồi bả chỉ đường, bả mới lên mặt được! Thương vợ thì phải làm sao cho vợ lúc nào cũng giỏi hơn mình, thông thái hơn mình.

Sau đây là một chuyện điển hình về một buổi đi chợ mua hàng "xeo" của vợ tôi. Tôi kể trên báo nầy cho quí vị nghe mà không sợ bị vợ đánh đập vì vợ tôi, hễ cầm đến tờ báo là tìm mấy trang quảng cáo có hàng "xeo", cắt cúp bon (coupon: phiếu giảm giá) để dành, ngoài mục hàng "xeo", báo có đăng tin trời sụp bả cũng không "ke" (care: quan tâm đến).

Tiểu bang Virginia, nơi tôi ở, nếu kể cả các vùng phụ cận như thủ đô Washington DC, tiểu bang Maryland thì có khoảng bốn chục nghìn người Việt nhưng không biết cơ man nào là chợ Á Đông, là những chợ bán đủ thứ, kể cả những món mà chợ Mỹ không có như mắm ruốc, mắm bồ hóc (brohoc), mắm nêm...là những thứ mà mở ra thì người Mỹ bỏ chạy, tưởng là bom bẩn của bọn khủng bố. Kể ra, có một chợ Á Đông gần nhà cũng tiện, cần gì, chỉ lái xe đi mươi phút là có ngay. Nói là "chợ" nhưng sự thực là một tiệm chạp phô lớn, kiểu siêu thị nhỏ ở Việt Nam, do một gia đình, thường là người Tàu Chợ Lớn, đứng ra kinh doanh. Khoảng mấy năm trở lại đây, thấy dễ ăn, người Tàu (Đài Loan, Trung Cộng), người Đại Hàn (Nam Hàn) nhảy ra lập công ty, mở những chợ đồ sộ, gì cũng có, giá rất rẻ để thu hút khách hàng và để "lấy thịt đè người", cố giết chết những tiệm chạp phô của người Á Đông. Quả nhiên, các tiệm chạp phô nầy chết dần, như cây thiếu nước, héo tàn, sống lây lất hoặc dẹp tiệm.

Hiện nay thì chợ Đại Hàn bành trướng khắp nơi, thu hút chẳng những khách Á Châu như Lào, Thái, Miên và cả người Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ vì giá rẻ hơn các chợ Mỹ, tuy phẩm chất hàng hóa thường quá tệ. Nhưng những di dân, rất dễ tính, miễn rẻ là được.

Nói chuyện đi chợ xứ Mỹ nầy thì bà nào cũng giống nhau. Quí bà sai quí ông đi chợ về là bị quí bà đem cái rì xít (receipt: phiếu tính tiền) ra đọc, nếu thấy bị ăn gian thì đay nghiến cả tháng trời, vì các ông mua gì cũng không bao giờ nhìn đến cái rì cít. Với các bà thì đừng hòng. Bà nào vào chợ, bốc món nào bỏ vô xe đẩy là nhớ cái giá như gõ vào máy tính trong đầu. Đi một vòng, ra chỗ trả tiền, các bà đã tính nhẩm ra ngay tổng số tiền phải trả. Khi người ta chọt giá món hàng vào máy tính tiền là các bà đứng nhìn không rời mắt, thấy khác lạ là chận lại ngay, đừng hòng ăn gian.

Chưa xong đâu, đi chợ về, các bà còn lục mấy cái rì cít cũ ra để so sánh giá cả từng món hàng. Chợ nào bán mắc hơn, chỉ vài xen (cent: xu) là các bà nhảy nhỏm lên như bị kim châm vào mông, rồi gọi ngay đến bà bạn còm ròm và khuyến cáo "Chị Như Quỳnh đó hả" Em là Tuấn Vũ đây. Em mới đi chợ A. về. So lại mấy cái rì xít của các chợ khác mới lòi ra bị nó bán cắt họng. Chị nghĩ coi. Nó bán bó hành tới năm mươi xen trong khi chợ B. chỉ bán có bốn tám xen. Chị đừng đi chợ đó nữa nghe chị! Chủ nhật nầy chị có đi chợ C. không" Nghe chị Thái Hòa nói có bán trứng xeo, hai mươi xen một hộp. Em sẽ gọi chị đi chung cho vui, nếu em không đi được, chị mua giùm em hai chục hộp trứng nghe". Tôi không dám có ý kiến! Bả cấm cha con tôi ăn trứng vì nhiều cà rôn (cholesteron), lại đi mua trứng ung về làm gì không biết"

Một buổi sáng chủ nhật, tôi đang lơ tơ mơ trên giường thì vợ tôi cất giọng the thé "Đi chợ!". Tôi vùng dậy, chạy u vô phòng vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, mang giày, lấy chìa khóa xe ra ngồi trên thềm nhà chờ vợ. Độ hai giờ sau, trang điểm xong, vợ tôi ỏng ẹo đi ra, tôi chạy ra xe, mở cửa cho người đẹp lên ngồi rồi mới lên xe mở máy, chờ lịnh vợ. Vợ tôi ra dấu ra đường, tôi cho xe chạy từ từ. Vợ tôi móc xeo phôn (cell phone: điện thoại cầm tay) "A lô! Chị Tuấn Ngọc đó hả" Em là Tuấn Vũ đây. (Tôi xin giải thích là "chị Tuấn Ngọc" không phải là ca sĩ Thái Thảo (vợ Tuấn Ngọc) và vợ tôi cũng không phải ca sĩ Tuấn Vũ. Hễ bà nào mê ca sĩ nào thì tự xưng (biệt hiệu) ca sĩ đó. Có dịp tôi sẽ kể về các bà "ca sĩ dỏm" nầy cho quí vị nghe). Dạ. Chị chỉ giùm em đường đến chợ Mạt Lo (Martlow). Chợ mới khai trương, em không biết đường. Ông xã em hả" Con gà rù chị ơi, làm sao biết đường! Đi đâu em cũng phải chỉ đường phát mệt. Em nghe chị Ngọc Hạ nói ở đó có "xeo" gạo Hoàng Gia, rẻ được năm mươi xen (cent), còn nước mắm, trứng nhiều thứ lắm. Phải không chị" Bây giờ chị chỉ đường cho em nghe! Dạ. Từ nhà em đi thẳng trên đường Men Rít (Main street), qua bảy cây đèn (vợ tôi ra dấu cho tôi tiếp tục chạy tới). Sao chị" Thấy Mắc đó nơ (McDonald) quẹo phải, năm cây đèn nữa, thấy Xe vờn i le vờn (tiệm Seven-Eleven) quẹo trái. Sao nữa chị" Rồi mười lăm cây đèn nữa thì thấy bảng Mạt Lo. Chị nói sao" Từ nhà chị đến đó chín mươi may (mile)" Nhà em gần nhà chị thì cũng khoảng đó. Hơi xa, nhưng không sao, bữa nay nghỉ làm, em đi tới chiều cũng không sao. Vì gia đình, vì chồng con, mình phải hi sinh, xoay xở, dè xẻn từng xen, vậy chớ mấy ông chồng đâu có hiểu, thấy vợ tiết kiệm thì mỉa mai. Ông xã chị cũng vậy hả" Đúng rồi! Chỉ biết cà phê cà pháo với nhau, nói chuyện tầm bậy, tầm bạ thì giỏi lắm nhưng về nhà thì vô dụng hết sức. Cám ơn chị. Ô mây ga! (Oh My God!: Trời đất!) Em chạy qua được mấy cây đèn rồi cũng không nhớ nữa! Dạ, bye chị!"

Vợ tôi bỏ phôn vào xách tay, hỏi tôi "Ông đã biết đường chưa" Hay phải chờ tôi chỉ đường"" Tôi làm vẻ ngoan ngoãn "Bà nói chuyện, tôi phải chú ý nghe để nhớ đường chớ!" Bả nhìn tôi cười, giọng kẻ cả "Tôi hỏi người ta cốt cho ông nghe để ông nhớ mà đi cho đúng đường" Tôi nói vậy cho bả không nghi ngờ chứ chợ nầy tôi đã đến nhiều lần rồi. Tôi còn biết đi đường tắt cho khỏi kẹt xe nữa. Đó là nhờ cô Trít (Trish Thùy Trang dỏm).

Cô Trít nầy là bạn vợ tôi, thỉnh thoảng các bà tụ tập đến nhà cô Trít để hát ca rô kê, tôi chở vợ tôi đến và làm khán giả. Là khán giả duy nhất nên hay dở gì cũng phải "xin một tràng pháo tay thật lớn". Quí vị tưởng tượng xem. Một buổi trình diễn văn nghệ, ca sĩ thì nhiều mà khán giả chỉ mình tôi nên nhiệm vụ của tôi thật nặng nề. Tôi vỗ tay đến độ phải đi bác sĩ để "băng bột", nhưng hễ thấy tay tôi vừa khỏi là tổ chức ca rô kê để tôi làm khán giả, lại "một tràng pháo tay thật lớn", lại đi bác sĩ! Nhưng tại sao chỉ mình tôi là khán giả" Chồng mấy bà kia đâu" Mấy ông kia khôn hơn tôi và có lẽ ít sợ vợ hơn tôi, nên chở vợ đến nhà cô Trít là vất vợ đấy, lái xe chạy mất tiêu. Tôi mà làm như thế thì có nước ngủ ngoài đường. Trường hợp cô Trít, tôi có âm mưu, nên khi cô hát, tôi vỗ tay hơi nhiều một chút, chỉ vài lần đặc biệt thôi là cô Trít hiểu liền, chờ vợ tôi quay đi là cô ta tặng riêng cho một nụ cười và một cái liếc mắt tình tứ, xiêu đình đổ quán. Khi cô đến, đưa bánh hay mời trà, bình thản hỏi chuyện gì đấy nhưng lại đụng chân vào đùi tôi. Xin thưa là cô nầy đẹp nhất trong các bà, người cao ráo, chân tay ngon lành, thân thể mát mẻ và đặc biệt là ở tuổi hồi xuân mà không có chồng. Thế nên mỗi khi chúng tôi, làm như vô tình, đụng chạm nhau thì tôi như bị điện giật, tê tái cả người. Chỉ cần tả chừng đó thôi cũng đủ cho quí ông thông cảm và quí bà (độc giả) biết ngay là sau đó chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng vợ tôi thì không biết. Chẳng ai biết! Vậy mới là chuyện hay! Nhưng tôi cũng xin thưa là tình cảm giữa tôi và cô Trít nầy hoàn toàn ngây thơ, trong trắng.

Mỗi thứ hai, tôi xin với xếp về sớm một giờ, ghé nhà cô Trít để vấn an cô và để góp ý với cô về cách ăn mặc, sao cho giống ca sĩ thần tượng (Trish Thùy Trang) của cô để chuẩn bị cho buổi ca rô kê sắp tới.
Buổi gặp gỡ diễn ra như sau. Cô mở cửa đón tôi, chúng tôi cúi chào như mấy người Nhật đóng phim (nhưng cô mặc đồ ngủ chứ không mặc Kimono) rồi cô bước lùi nhường lối cho tôi vào nhà, mời tôi ngồi xuống xa lông, đối diện với cô. Cô rót trà mời tôi. Chúng tôi uống trà và trò chuyện. Xong tuần trà, cô vào phòng (tôi vẫn ngồi yên, không theo cô vào phòng cô), thay trang phục giống như cô Trish Thùy Trang (thật) thường mặc khi trình diễn, đi ra, xoay người mấy vòng, tôi cho ý kiến. Dĩ nhiên tôi phải khen nức nở. Cô lại vô phòng, thay trang phục khác để tôi tiếp tục khen... Một giờ sau, tôi cáo từ. Chúng tôi lại cúi chào theo kiểu Nhật. Tôi bước lùi ra cửa. Lại cúi chào nhau lần nữa, rồi tôi lên xe. Đọc đến đây, quí bà sẽ lắc đầu còn quí ông thì xùng gan "Vừa thôi! Xạo vừa thôi. Cúi chào kiểu Nhật, khen áo quần đẹp, uống trà suốt môt giờ rồi đứng lên ra về. Vậy ông đến làm gì"" Tôi đã thưa là tình yêu của chúng tôi thanh cao, trong trắng như thuở học trò mà!

Tôi có nói, tôi biết đường là nhờ cô Trít nầy, vì nhà cô gần chợ Mạt Lo và vì cô có thói quen, thỉnh thoảng, cô gọi điện thoại, bắt tôi đến nhà cô ngay tức thì, để đưa cô đi chợ! Tôi đang làm việc, lại xin phép xếp đi nửa giờ. Nhưng đến nơi, chúng tôi chỉ cúi chào nhau theo kiểu Nhật, ngồi (yên) uống trà độ nửa giờ rồi chia tay chứ không đi chợ. Bao giờ cũng thế. Thực ra, tôi có đưa cô Trít đi chợ Mạt Lo đó mấy lần (trong lúc vợ tôi còn ở sở làm) nên tôi biết rành chợ nầy lắm.

Xin trở lại chủ đề "tiết kiệm" của vợ tôi.
Tôi lái xe đến đúng chợ Mạt Lo nhưng làm bộ không thấy cái bảng hiệu nên cứ chạy thẳng để vợ khỏi nghi và để cho bả "ta đây" biết đường. Bả la lên "Yêu thơn! Yêu thơn! (U-turn)". Tôi làm như phục tài bả, ngoan ngoãn trở đầu xe. Xe vào sân chợ, vừa ngừng là vợ tôi phóc xuống, ra lịnh "Tôi một xe (xe đẩy). Ông một xe". Tôi hiểu ngay. Vì trong quảng cáo, có những món hàng "xeo" bị giới hạn số lượng cho mỗi khách hàng. Tôi mua riêng, vợ tôi mua riêng, như vậy sẽ mua được gấp đôi. Vợ tôi cầm tờ quảng cáo hàng "xeo" đi vào chợ, vừa đọc vừa dáo giác tìm. Tôi đẩy xe theo sau. Hễ bả bỏ vào xe đẩy của bả hai chai nước mắm hiệu con chuột thì bỏ vào xe tôi hai chai, xe bả năm thùng mì ăn liền hiệu con cóc thì xe tôi cũng có năm thùng, mười hộp trứng gà (ung!) thì tôi cũng có như thế...Đến chỗ bán gạo xeo, chúng tôi phải chờ. Một dọc, cả chục bà đang chờ đến lượt để hì hục vác gạo bỏ lên xe đẩy. Hầu hết là các bà Việt Nam. Bà nào cũng có một ông chồng với một xe đẩy riêng. Nếu dịp khác, các bà sẽ chào hỏi, chuyện trò rôm rả, nhưng lúc nầy thì tinh thần các bà rất căng thẳng, mắt đăm đăm nhìn đống gạo "xeo" đang vơi đi với tốc độ chóng mặt, khiến các bà cũng chóng mặt theo. Nếu ở Việt Nam, các bà đã xốc tới, huých người nầy, lấn người kia để đến gần đống gạo, nhưng vì ở Mỹ nên các bà đành hậm hực nhích từng bước, lòng lo lắng, không biết đến lượt mình có còn gạo không" May sao, đến lượt chúng tôi, gạo vẫn còn nhiều. Chúng tôi đẩy xe ra quày tính tiền. Biết tôi vô sản, vợ tôi lén nhét cho tôi tờ trăm đô và dặn nhỏ, không cho cô tính tiền nghe, sợ bị làm khó dễ "Mua xong, đưa lại tiền thối cho tôi".

Vì gạo mua "xeo" đó hiệu Hoàng Gia (Royal Rice) là gạo rất đặc biệt (theo như quảng cáo), rất quí hiếm nên vợ tôi nảy ra sáng kiến. Mua xong chúng tôi ra xe nhưng vợ tôi không cho tôi nổ máy xe. Ngồi một lúc, bả ra dấu, chúng tôi bước xuống, vào chợ lần nữa, mỗi người một chiếc xe đẩy, nhưng bả bảo phải đi cách xa ra để người ta không biết, tưởng mình là khách mới vào. Bả đi thẳng đến hàng gạo và chúng tôi sắp hàng nối đuôi với những người khác. Nhưng vừa đến lượt thì gạo hết. Vợ tôi nổi xùng, đến ban quản lý khiếu nại. Bả to tiếng bằng tiếng Anh, ban quản lý vì kém sinh ngữ, không biết bả nói gì nhưng hiểu ngay, vội đưa bả vào kho chứa gạo. Một cái kho mỗi bề ít ra cũng một trăm mét, chất thứ gạo Hoàng Gia đó tới nóc. Ông quản lý hỏi vợ tôi có cần thì ông ta cho xe tải chở đến nhà, mấy trăm bao cũng có, đã bán giá "xeo" lại được đít kao (discount: bớt giá) nữa. Vợ tôi cười hỉ hả, chỉ nhận có hai chục bao. Công nhân chất gạo vào sau xe cho chúng tôi. Bữa đó, chiếc xe van đời Bảo Đại của chúng tôi bị một phen quá tải. Nó xịt khói tùm lum, gầm rú như xe tăng, mà chạy như xe bò, nhưng cũng lết được về nhà. Tôi cũng bị một trận quá tải vì vác gạo vô nhà, muốn xỉu vì kiệt sức nhưng tôi vẫn vui vẻ vì đã giúp vợ thực hành tiết kiệm cho gia đình.

Về nhà vợ tôi đem cái rì xít ra tính toán và hí hửng bảo tôi "Rẻ được hai mươi đô". Tôi định nhắc bả nhớ là lái xe đi, về gần hai trăm miles, đổ hai lần xăng, mỗi lần bốn mươi đô, nhưng sợ bả giận, tôi làm thinh.
Vợ tôi bắt phải để thứ gạo Hoàng Gia đó vào một chỗ riêng. Tuần sau là đưa ông Táo về trời rồi nên vợ tôi gọi điện thoại đến các bà bạn, hỏi ai chưa mua được gạo Hoàng Gia thì bả tặng một bao "Ăn lấy thảo, tiền bạc chẳng bao nhiêu. Chị trả tiền em giận chị". Tôi có nhiệm vụ chở thứ gạo Hoàng Gia đó đến nhà quí bà. Các ông chồng của quí bà ra vác vào. Ông nào cũng ngoan ngoãn, hiền lành như tôi nhưng chúng tôi biết nhau quá rõ. Trông cù lần, con gà chết như thế chứ ông nào cũng thủ đắc vài con mèo để rảnh rỗi đi ngắm mèo giải sầu. Dĩ nhiên là những con mèo cô đơn kiểu như cô Trít của tôi. Tôi cũng nhân dịp vợ sai chở gạo Hoàng Gia tặng cô Trít, trên đường đi, tôi gọi cho vợ tôi báo là dọc đường có "tai nạn xe khủng khiếp quá, đường bị kẹt, cả giờ sau chưa chắc đã đi được!" Vậy là tôi đến "với" cô Trít cả giờ mà vợ tôi không nghi ngờ.

Chiều hăm ba tháng chạp âm lịch, là ngày đưa ông Táo về trời. Tôi đi làm về sớm. Vợ tôi gọi điện thoại, bảo mở bao gạo Hoàng Gia ra, nấu nồi cơm để bả về cúng đưa ông Táo.
Tôi mở bao gạo, lấy cái lon nhựa, đong ba lon vào nồi cơm điện như vợ dặn rồi bưng nồi đến vòi nước, mở nước để vo gạo. Nước vừa ngập gạo thì không biết đâu ra những con vật bé tí, nhỏ hơn hạt mè, đen thùi nổi lên, ngọ ngoạy, dính chùm nhau, đen kịt mặt nước. Ba lon gạo Hoàng Gia, e có đến một lon những con mọt đen đó. Tôi dùng tay gom được một nạm đầy mọt, bỏ thùng rác rồi quậy gạo, chúng lại nổi lên. Tôi mở nước, nghiêng nồi cho chúng trôi ra với nước. Làm vài chục lần thì chúng trôi ra gần hết.
Tôi bưng nồi cơm để vào cái nồi lớn, đậy nắp, mở điện lên nấu. Bỗng thấy nhột ở cổ, tôi đưa tay lên gãi và vuốt. Trong tay tôi có mấy con mọt đen. Tôi đến chỗ bao gạo Hoàng Gia đã mở thì thấy chúng bò ra, bám đen cái bao ni lông trắng. Nhiều con cất cánh bay lên. Tôi nhìn lên tường. Bốn bức tường quanh nhà đen nghịt những sinh vật bé tí đó. Tôi lấy dao rạch tiếp mười mấy bao gạo Hoàng Gia còn lại, mở banh ra. Bao nào cũng đầy mọt đen. Chúng bò ra, bay lên, giống như ta đốt giấy, những tro giấy màu đen bay lên theo ngọn lửa.

Tôi ra hiên nhà ngồi gãi và bắt những con mọt đen đang bò lung tung trong áo, trên cổ, đặt chúng lên bàn tay, ngắm chúng để chờ vợ tôi về.

Phạm Thành Châu

Nguồn: Việt Báo

Saturday, October 27, 2012

Ernst & Young: VN là 'ngôi sao đang lên'


 
Cảnh chợ ở Việt Nam
Ernst & Young nói sức mua của người Việt Nam sẽ tăng nhanh
Hãng Ernst & Young nhìn nhận Việt Nam là 'ngôi sao đang lên' bất chấp các khó khăn hiện nay.
Ernst & Young dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% một năm trong vòng 25 năm tới đây, theo báo Financial Times của Anh.
 
Họ chọn Việt Nam, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ là các "nền kinh tế đặc biệt mạnh" và riêng Việt Nam đã thu hút trung bình 6,5 tỷ đô la đầu tư nước ngoài mỗi năm kể từ 2007.
Ông Alexis Karklins-Marchay, người đứng đầu Trung tâm Thị trường Mới nổi của Ernst & Young, được Financial Times dẫn lời nói:
"Đây là các nước mà các nhà đầu tư của chúng tôi sẽ không tới cách đây năm năm nhưng giờ thì họ đang đến.
"Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Indonesia là những ví dụ rõ ràng."
Ông Karklins-Marchay nói hai yếu tố chính khiến các nhà đâu tư quan tâm tới Việt Nam là "vị trí lý tưởng" và nguồn nhân lực quý giá với 80% học sinh có trình độ phổ thông trung học.
Hơn nữa giá nhân công ở Việt Nam chỉ bằng một nửa của Thái Lan và Trung Quốc.
Ernst & Young cũng dự tính các hộ gia đình có thu nhập hơn 30.000 đô la một năm sẽ tăng từ 6.000 trong năm ngoái tới 60.000 vào năm 2021.
Điều này khiến Việt Nam sản xuất và xuất khẩu nhiều hàng hóa có giá trị cao.
Ngân hàng Thế giới dự tính vào năm sau điện thoại di động và phụ kiện sẽ mang về nhiều ngoại tệ hơn hàng dệt may, vốn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu hiện nay.
Financial Times nói việc thu hút và giữ được các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất hàng giá trị cao như đồ điện tử, máy tính và điện thoại là ưu điểm lớn cho Việt Nam.
Nhưng Ernst & Young cũng nói so với các thị trường phát triển nhanh khác, Việt Nam là cơ hội đầu tư dài hạn có những rủi ro mà ẩn chứa trong đó là thành công.
7 mẹo phong thủy cho tổ ấm hạnh phúc
 
7 mẹo phong thủy cơ bản giúp bạn giữ gìn quan hệ tình cảm lứa đôi luôn tươi mới, tốt đẹp và gắn kết.


(Ảnh: Shutterstock)
Chúng ta thường thu vén, lau chùi nhà cửa trước Tết hoặc những dịp đặc biệt để mang năng lượng phong thủy tươi mới vào nhà. Nếu bạn có thể tạo thói quen áp dụng các bí quyết phong thủy trong việc dọn dẹp cho môi trường sống của mình vào bất cứ mùa nào, chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện đáng kể và bạn cũng sẽ thấy khỏe khoắn, hạnh phúc hơn.
Làm cho tình cảm luôn nồng nàn là yêu cầu số một với nhiều đôi quan tâm đến yếu tố phong thủy trong cuộc sống chung. Điều này có thể được xếp vào loại nhu cầu “cải thiện quan hệ cá nhân”, “có quan hệ xã hội tốt hơn” hoặc “gia đình hòa hợp”, nhưng tất cả đều xoay quanh cảm giác được yêu thương, cảm thông và chấp nhận vì chính con người thật của chúng ta. Ngôi nhà là một yếu tố phong thủy quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến yêu cầu đó.
Thật khó duy trì quan hệ sao cho luôn mới mẻ và gắn bó. Trong khi một mối quan hệ mới luôn tràn đầy hứng khởi và năng lượng tươi mới, sự liên kết giữa bạn với nửa kia sau thời gian dài dễ trở nên nhàm chán, tẻ nhạt.
Bất kể bạn và chàng sắp bước sang năm thứ hai chung sống hay đã ở bên nhau 10 năm, dưới đây là 7 mẹo phong thủy cơ bản giúp bạn giữ gìn quan hệ tình cảm của cả hai luôn tươi mới, tốt đẹp và gắn kết.
1/ Chú ý đến việc mang nguồn năng lượng khỏe khoắn vào không gian của tổ ấm, chẳng hạn như hoa tươi, không khí trong lành, trái cây tươi trên bàn ăn, những tấm ảnh mới hạnh phúc...
2/ Di chuyển đồ đạc trong nhà, dù chỉ một vài cm. Không nên đặt giường cùng một vị trí từ năm này sang năm khác. Chỉ xê dịch giường 3-5cm cũng sẽ giúp chuyển đổi luồng năng lượng trong phòng.
3/ Để ti-vi bên ngoài phòng ngủ.
4/ Đóng cửa nhà vệ sinh và cửa buồng thay đồ trong phòng của bạn. Bạn nhớ giữ cho hai khu vực này luôn sạch sẽ, gọn gàng nhé!
5/ Lấp đầy không gian bằng những ca khúc hay tùy theo tâm trạng. Giống như màu sắc, âm nhạc cũng là cách biểu lộ năng lượng mạnh mẽ.
6/ Trưng hình ảnh bạn và chàng (hoặc gia đình) đang tận hưởng cuộc sống đầy hạnh phúc.
7/ Tôn trọng không gian riêng của nhau và tạo điều kiện về nơi chốn lẫn thời gian để mỗi thành viên trong tổ ấm đều có thể sống tự nhiên, thoải mái.
Theo womenshealthvn.com

Áo ngực Trung Quốc chứa thuốc lạ


Từ ngày 26 đến 27/10, cơ quan chức năng tại Quảng Nam và Đà Nẵng đã thu giữ một số chiếc áo ngực Trung Quốc bên trong có chứa dung dịch trắng cùng những viên thuốc lạ.


Trước đó, một người dân sử dụng áo nâng ngực Trung Quốc mua tại Trung tâm Thương mại Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ngứa ở vùng ngực, lấy dao rạch áo thì thấy trong hai lớp xốp đệm áo có 2 gói dung dịch màu trắng, bên trong có 6 viên thuốc cùng màu. Vụ việc được báo cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam. Ngày 26/10, cơ quan này đã vào cuộc kiểm tra.

Cơ quan chức năng tìm thấy 17 trong số 35 áo ngực thu giữ có gói dung dịch và viên thuốc màu trắng như loại áo mà nạn nhân sử dụng. Chủ lô hàng khai đã mua số hàng trên tại shop Nhân Ngân (Đà Nẵng).

Trưa 27/10, Đội quản lý thị trường số 1 (Đà Nẵng) đã kiểm tra quầy hàng Nhân Ngân tại chợ Cồn (quận Hải Châu), thu giữ 47 bộ áo nịt ngực mang nhãn mác Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ. Trong đó, có 2 bộ áo cùng loại với áo nịt có chất lạ được phát hiện tại Tam Kỳ.

Số áo ngực vừa bị cơ quan chức năng Đà Nẵng thu giữ. Ảnh: N.Đ
Số áo ngực vừa bị cơ quan chức năng Đà Nẵng thu giữ. Ảnh: Tú Anh.

Ông Lê Thành Nhân, chủ quầy hàng Nhân Ngân cho biết mua số áo ngực này từ một số người đi bán dạo (cả người Việt Nam và người Trung Quốc) để bán cho khách tại chợ. Nhiều sản phẩm cùng lô đã được bán ra thị trường.

Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam và Đà Nẵng đang phối hợp với cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm loại chất lỏng và các viên thuốc nói trên.

Nguyễn Đông

Friday, October 26, 2012

Cha địu con gái 1 tháng tuổi đi chở khách
Vợ mất sau khi sinh con, người cha nghèo làm nghề đạp xe chở khách quyết định địu con gái trước ngực rồi đưa con đi làm cùng.


Anh Bablu Jatav một tay lái xe, một tay ôm con giữa trời nắng. Ảnh: Caters News Agency

Bé Damini được bố Bablu Jatav đưa tới bệnh viện Fortis ở thành phố Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ, hôm 21/10 sau khi cô bé trở nên yếu ớt, giảm cân và bị nhiễm trùng máu, BBC ngày hôm qua đưa tin. Gần một tháng qua, ngày nào anh Jatav cũng quấn con gái vào tã, địu trước ngực rồi đạp xe chở khách trên đường phố.

Từ khi vợ mất vào ngày 20/9 vừa rồi sau khi sinh con gái, anh Jatav vì không có ai chăm con nên quyết định đưa cô bé đi làm cùng mình.

"Bé Damini đã được chữa trị và hiện đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Chúng tôi cũng nhận thấy cân nặng của cô bé đang nhích dần lên", bác sĩ J.K. Mittal cho biết.

Jatav cho biết sau khi hoàn cảnh khó khăn của gia đình được đăng trên báo BBC, có rất nhiều người trên thế giới đã gửi tiền giúp đỡ bố con anh. Một tài khoản ngân hàng với số dư 34.236 USD (khoảng 685 triệu đồng) vừa được mở ra để giúp người cha đơn thân trong việc trang trải viện phí cho bé Damini.

Ngoài ra, tổ chức phi chính phủ Apna Ghar có trụ sở ở bang Bharatpur cũng đã đề nghị giúp anh Jatav chăm sóc bé Damini sau khi bé ra viện. "Tôi không nhớ tên các nước có người hảo tâm gọi điện tới để giúp đỡ tôi. Ai ai cũng hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của Damini. Con gái tôi thực sự rất may mắn khi được nhiều người quan tâm đến thế", Jatav xúc động nói.

Hướng Dương

Mì ăn liền Hàn Quốc chứa chất gây ung thư

(TNO) Trước những lo ngại về sức khỏe của người dân, hôm 25.10, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết họ đã quyết định thu hồi các sản phẩm mì ăn liền của hãng Nongshim bị phát hiện chứa chất gây ung thư.


Việc thu hồi ảnh hưởng đến 6 nhãn hiệu của Nongshim, nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Hàn Quốc, bao gồm loại mì Neoguri và Sang Sang Noodle, vốn được phát hiện chứa chất benzopyrene.

Hai loại mì ăn liền của hãng Nongshim bị phát hiện chứa chất gây ung thư - Ảnh: Taipei Times

Nhà chức trách Đài Loan cũng đã quyết định rút hai nhãn hàng của hãng Nongshim ra khỏi các kệ hàng ở hòn đảo này.
Tờ Taipei Times cho biết mặt hàng bán chạy nhất của Nongshim là Shin Ramyun không nằm trong số bị thu hồi.
“Chúng tôi đã quyết định ra lệnh thu hồi các sản phẩm mì Nongshim sử dụng nguyên liệu được xác định là chứa chất benzopyrene”, hãng Yonhap dẫn lời một quan chức thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cho biết.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi xuất hiện những tường thuật nói rằng các sản phẩm chứa chất benzopyrene, vốn gây ra các nguy cơ cho sức khỏe khi ăn vào người.
Chất benzopyrene được cho là gây ra ung thư dạ dày và ung thư phổi hoặc các dị tật ở trẻ sơ sinh nếu đưa vào cơ thể trong một thời gian dài.

Theo kết quả kiểm nghiệm của KFDA vào tháng 6, một số sản phẩm của Nongshim bị phát hiện chứa tỉ lệ chất benzopyrene là 4,7 ppb (phần tỉ).
Ban đầu, KFDA nói lượng benzopyrene nói trên rất nhỏ và không gây ra vấn đề sức khỏe. Nongshim cũng nói các sản phẩm của họ an toàn và họ đã tiêu hủy mọi nguyên liệu thô bị nghi ngờ.
Sơn Duân

Cá mập rơi từ trên trời xuống sân golf

Những người trong một sân golf tại Mỹ sửng sốt khi một con cá mập báo rơi từ trên trời xuống bãi cỏ trong tình trạng còn sống.

Con cá mập báo rơi xuống sân golf tại thành phố San Juan Capistrano, bang California, Mỹ vào chiều ngày 22/10. Ảnh: AP.
Một nhân viên của câu lạc bộ golf San Juan Hills thấy con cá mập báo giãy giụa gần lỗ thứ 12 trong sân golf của câu lạc bộ tại thành phố San Juan Capistrano, bang California, Mỹ vào chiều ngày 22/10. Máu chảy từ một số vết thương trên cơ thể con vật. Nó có trọng lượng chừng 9 kg và chiều dài 60 cm. Người nhân viên đặt con cá vào xe đẩy và đưa nó về một ngôi nhà của câu lạc bộ, AP đưa tin.
Bà Melissa McCormack, giám đốc câu lạc bộ San Juan Hills, cho rằng một con chim lớn nào đó đã bắt con cá mập từ đại dương rồi đánh rơi nó. Móng vuốt của con chim đã gây vết thương trên cơ thể con cá.
Mọi người đặt con cá mập báo vào một bể nước, song một người chợt nhớ ra nó sống trong môi trường nước mặn. Vì thế họ bỏ muối vào bể và hòa tan.
"Chúng tôi biết rằng chúng tôi nên thả nó xuống biển càng sớm càng tốt", McCormack nói.
McCormack chụp một bức ảnh con cá mập trước khi Brian Stizer, một nhân viên trong câu lạc bộ, chở nó tới bờ biển bằng xe hơi."Khi Brian đặt nó xuống nước, nó không cử động. Nhưng sau đó nó quẫy và bơi", bà kể.
Đây là lần đầu tiên cá mập rơi xuống sân golf tại Mỹ.
"Người ta từng thấy chó hoang, chồn hôi và thậm chí sư tử trong sân golf, song chưa bao giờ thấy cá mập", McCormack khẳng định.
Minh Long

Thursday, October 25, 2012

Dân Quảng Ngãi trốn vào rừng vì 'lòng đất phát nổ'


Nghe lòng đất phát nổ, nhà cửa chao đảo, rung bần bật, hơn 50 người ở thôn Tà Ba, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đổ vào rừng dựng lều tạm.


Ngày 25/10, sau 3 hôm xảy ra rung chấn, hàng chục người dân ở thôn Tà Ba vẫn chưa dám về nhà. Họ gùi gạo, muối vào rừng đốn lồ ô dựng lều tạm dưới chân núi Cà Tu. Những căn lều tạm thấp lè tè, mái lợp bằng bạt hoặc vài tấm tôn cũ, bốn bề trống hoác, trên sàn ngổn ngang quần áo, gạo... Thỉnh thoảng gió tạt qua, than tro từ bếp lửa trên sàn bay khắp nơi. Mọi sinh hoạt, nấu ăn hằng ngày của người dân đều bằng nguồn nước ngầu đục tại con suối cách lều hơn 100 mét.

Anh Đinh Văn Liêu ở thôn Tà Ba kể, đêm 22/10, núi Pà Ố sau làng bỗng dưng nổ đì đùng, nhà cửa kêu răng rắc. Sợ quá cả làng đùm túm kéo nhau bỏ chạy trong đêm. "Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, đây là lần đầu tiên dân làng thấy đất phát nổ như tiếng sầm rền nên ai nấy đều sợ chết khiếp. Giờ bà con không dám về nhà ở nữa", anh này nói.

Khu lều tạm mọc lên dưới chân núi Cà Tu sơ sài, trống hoác thế này. Ảnh: Trí Tín.
Khu lều tạm mọc dưới chân núi Cà Tu sơ sài, trống hoác. Ảnh: Trí Tín.

Còn bà Đinh Thị Ba Lăng bảo đã sống hơn 70 năm, song chưa bao giờ bà thấy sợ đến vậy. "Nghe tiếng nổ ở ngọn núi gần nhà, dân làng ai cũng tưởng núi đổ, đất sụp dưới chân nên bỏ chạy tán loạn ra khỏi nhà. Mấy ngày nay ở lều với con cháu, mưa gió lạnh thấu xương, muỗi bay vù vù nhưng cũng đành chịu", bà Lăng ngán ngẩm.

Những ngày qua, nhiều đoàn công tác huyện Sơn Hà đến tận nơi động viên người dân trở về làng nhưng họ vẫn kiên quyết bám trụ ở lều tạm. Sáng 25/10, đoàn công tác do Bí thư huyện ủy Đinh Văn Dép tiếp tục về thôn Tà Ba để tuyên truyền, giải thích giúp người dân ổn định tinh thần.

"Hiện khó có thể vận động dân trở về làng cũ. Nếu lỡ xảy ra sự cố ảnh hưởng tính mạng người dân thì không ai gánh nổi trách nhiệm. Vì vậy phải tìm nơi ở mới an toàn cho dân”, ông Dép lo lắng.

Trao đổi với VnExpress, PGS.TS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu khẳng định, hiện tượng rung lắc nhà cửa ở Quảng Ngãi trong đêm 22/10 là rung chấn ảnh hưởng từ trận động đất 4,6 độ richter xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). "Trận động đất cực mạnh, có độ sâu chấn tiêu nông trên đới đứt gãy Trà My nên rung động ảnh hưởng bán kính rộng hơn 100 km, lan đến nhiều huyện miền núi Quảng Ngãi", ông Triều nói.

Đầu tuần sau, Viện Vật lý địa cầu lập đoàn công tác vào kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các trận động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 lan đến các địa phương của Quảng Ngãi.

Trí Tín

Bộ đồ ăn trầu của tầng lớp quý tộc Việt


Khoảng 100 hiện vật, tài liệu và hình ảnh tiêu biểu liên quan tới tập tục ăn trầu truyền thống của người Việt vừa được lựa chọn giới thiệu trong triển lãm 'Văn hóa Trầu cau Việt Nam' tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sáng 24/10.


Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời và để tận hưởng cái thú này, người ăn trầu cũng phải thực hiện một loạt công đoạn khá cầu kỳ, bằng bộ dụng cụ gồm bình vôi, ống vôi, xà tích, chìa vôi; dao bổ cau têm trầu; khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn, đẫy; ống nhổ; cối, chìa ngoáy. Với tầng lớp quý tộc cung đình triều Nguyễn, bộ đồ ăn trầu thường được làm bằng vàng, bạc, đồng....
... hoặc pha lê, kim sa hay ngọc.
Bình vôi quai hình buồng cau làm từ gốm Hoa Lam đầu thế kỷ 20 dùng để đựng vôi, lấy vôi têm trầu. Đây là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng. Cũng như các loại vật dụng khác, bộ dụng cụ ăn trầu thể hiện rõ đẳng cấp người sử dụng.
Ống vôi được làm bằng bạc và đồng với nhiều hình thù khác nhau.
Ống vôi và hộp thuốc lào thường được chủ nhân đeo vào người để tiện dùng mỗi khi cần.
Ống nhổ trạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn dùng để nhổ bỏ nước trầu, bã trầu.
Hộp trầu bằng đồng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) dùng để đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ.
Cối giã trầu của dân tộc H'rê (hình 1) và Hộp thuốc lào của dân tộc Thái (hình 2) dành cho những người lớn tuổi, răng yếu dùng để giã nát trầu trước khi nhai.

Cách têm trầu cũng thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế. Tùy từng hoàn cảnh mà trầu được têm theo mỗi cách khác nhau với ý nghĩa biểu trưng khác nhau: Trầu cánh phượng, cánh kiến, cánh quế, mũi mác. Trong ảnh, nghệ nhân Vũ Thị Tuyết Lan (61 tuổi, ở Bắc Ninh) đang têm trầu cánh phượng mời các vị khách tới thăm triển lãm.
Trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của phụ nữ Việt Nam. Trầu cánh phượng hay còn gọi là trầu quan họ có 11 cánh. Để têm được miếng trầu này, phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu bánh tẻ và mỗi miếng trầu được cài thêm cánh hoa hồng. Cách nhai trầu cũng rất cầu kỳ, dùng từ lá trầu, quét một ít vôi đã tôi vào đầu lá trầu kèm theo một miếng cau cho vào miệng nhai nát. Ngoài ra có thể thêm vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Khi nhai, hương vị của hỗn hợp trầu - cau - vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay và hơi say. Trong lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào để chà răng.

Ăn trầu là tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Trầu cau. Với người Việt, ăn trầu không đơn thuần chỉ là thói quen, tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau không chỉ là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống như tang ma, cưới hỏi mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, vợ chồng.

Cối giã trầu của dân tộc Tày.

Không gian tiếp khách trong ngôi nhà Việt đồng bằng bắc bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 luôn có sẵn cơi trầu, điếu hút thuốc và bộ đồ trà.
 

Bình Minh