Lập kế hoạch tiết kiệm hiệu quả
Vài năm trở lại đây, nhờ tư vấn của một số người bạn, chị áp dụng chiến thuật phân tán tài sản bằng cách nhờ mẹ giữ giúp 2 triệu đồng mỗi tháng và không quên chuyển tiền vào tài khoản dự phòng 200.000 đồng. Chị cho biết số tiền gửi ngân hàng tối thiểu mỗi lần 200.000 đồng mỗi tháng, lãi suất kỳ hạn 6 tháng lãi cuối kỳ với thời gian từ 1 đến 15 năm, với lãi suất mỗi năm là 7,1%, lợi hơn nhiều nếu để tiền trong thẻ ATM, lãi suất chỉ 1% mỗi năm.
Chị nói: “Ngân hàng sẽ tự động trích tiền vào sổ tiết kiệm mỗi tháng, nhưng có khi tôi gửi nhiều hơn con số tối thiểu nếu như nhận hợp đồng thiết kế thêm ở bên ngoài”.
Chị cho hay cách tiết kiệm này hiện phù hợp với bản thân vì trước kia chi tiêu cho ăn uống, mua sắm không kiểm soát khiến chị thiếu trước hụt sau. Vì vậy, việc dành một khoản dự phòng không để ý đến sẽ là cách hiệu quả nhất, chị Hoàng cho biết.
Có một số cách tiết kiệm như mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, nhờ người thân gia đình giữ hộ, chuyển tiền đồng sang USD. Ảnh: Hoàng Hà |
Tiền để dành chị Lệ chia thành 3 phần: gửi số tiết kiệm, chuyển tiền đồng sang USD và một phần nhỏ để tiền ở nhà. Chị nói: “Cứ thấy giá vàng hạ và lúc đó khả năng tài chính đủ thì tôi rút tiền tiết kiệm để mua".
Trước đây, chị có một kênh dành dụm là mở số tiết kiệm, nhưng phương án này không phù hợp. Chị lý giải là do làm việc trong ngành nha khoa nên cần một lượng tiền mặt nhất định để mua vật liệu, thuốc men hoặc khi máy móc hỏng hóc bất ngờ. Một nguyên nhân khác nữa là vì chị thường theo dõi biến động của thị trường nên không muốn dòng tiền nằm một chỗ mà cho nó sinh lời.
Anh Tân, 26 tuổi ở quận 11 cho hay thu nhập 12 triệu đồng mỗi tháng. Ngày trước thay vì ăn sáng với suất 30.000 đồng mỗi ngày, giờ anh giảm mức ăn xuống khoảng 15.000 đồng ngay trong căn tin của cơ quan, tức một tuần để dành 105.000 đồng, 1 tháng 420.000 đồng. Cuối tuần, anh ngừng đi xem phim nên có dư khoảng 100.000 đồng, một tháng có được 400.000 đồng và thay vào đó, anh chạy bộ ở công viên để luyện tập sức khỏe vào mỗi sáng thứ bảy và chủ nhật.
Theo anh Tân, dù tiền tiết kiệm so ra từng tháng không nhiều, nhưng cách này là khả thi. Anh còn cho biết hiện sử dụng cách bỏ ống heo theo hình thức mở sổ tiết kiệm, cứ 5 tháng trích ra 10 triệu đồng. Anh nói: “Việc dành dụm như thế này là động lực giúp tôi chăm chỉ làm việc để số tiền tích lũy được lớn dần lên”.
Còn trường hợp anh Lâm, 30 tuổi, tập dành dụm được 5 năm nay, số tiền tiết kiệm khoảng 180 triệu đồng. Thu nhập của anh khoảng 10 triệu đồng một tháng với vị trí lập trình viên. Anh cho hay lúc mới ra trường đi làm, không biết quản lý tiền hiệu quả, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Anh kể lại: “Lúc tôi 24 tuổi, sau một đợt bệnh kéo dài khoảng 2 tháng, ba mẹ lo toàn bộ viện phí mà tôi không thể giúp gì được cả. Từ việc này, tôi đã học cách tiết kiệm để lo cho bản thân với quyết tâm mỗi tháng để dành khoảng 3 triệu đồng”.
Nhiều người có thể nghĩ việc dành dụm này chẳng đáng là bao, nhưng đối với anh Lâm đây là cách loại bỏ dần tính ỷ lại vào gia đình, từ đó có thói quen tích lũy và tiết kiệm nhiều hơn. Vì quen xài không có kiểm soát nên ban đầu việc tiết kiệm rất khó khăn, do đó anh tập thói quen cắt giảm chi tiêu từng chút như không la cà quán cà phê vào cuối tuần, bớt mua sắm đồ công nghệ cao và giảm các khoản khác như chơi bida với bạn bè.
No comments:
Post a Comment