"Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy, Ta có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương"
"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
"Khi đối mặt với khó khăn, hãy nhớ rằng những thử thách không phải để hủy hoại bạn mà là để khuyến khích và khiến bạn mạnh mẽ hơn."Studs tổng hợp
"Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc"
“Không phải chỉ có đàn ông mới chinh phục thế giới” Lưu Hiểu Khánh
“Thành công là thuốc bổ tốt nhất dành cho phụ nữ” Lưu Hiểu Khánh
"Khi bạn còn tự tin ở mình thì người khác vẫn còn tin bạn"
Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!
Mọi ý kiến đóng góp, quảng cáo và bài vở cho Vietsanhbuoc, mong bạn đọc gửi về hộp thư :
tramtphan@gmail.com
CÔNG TY TÀI CHÁNH HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ ĐANG TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN BẢO HIỂM VÀ CỐ VẤN TÀI CHÁNH VÀ ĐẦU TƯ (LIFE INSURANCE, FINANCIAL PLANNING AND INVESTMENT) CÓ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC MIỂN PHÍ
XIN LIÊN LẠC CÔ TRÂM: 503 734 6247
Mọi người thường không quan tâm đến Bảo Hiểm Nhân Thọ vì Bảo hiểm Nhân Thọ là sản phẩm chỉ mua khi không cần, còn khi cần rồi thì không thể mua được.
Các bạn hãy tiết kiệm khoảng 1% thu nhập của mình để mua Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp tinh thần mình được thoải mái, an tâm về tài chính cho những người thân yêu.
Các bạn muốn bảo vệ gia đình mình với những điều không ngờ xảy ra,muốn để dành tiền cho con học Đại Học, muốn để dành tiền về hưu, muốn có tiền thu nhập cố định khi về già, muốn đầu tư số tiền nhỏ trong tay, các bạn không biết làm gì, xin liên lạc chuyên viên cố vấn tài chánh Cô Trâm: 503 734 6247
Hy vọng được phục vụ các bạn.
Hy vọng được phục vụ các bạn.
TIN NONG MOI NGAY
TIN NONG MOI NGAY
Friday, August 30, 2013
“Nếu
đem so sánh với hình ảnh mà chúng ta muốn trở thành, chúng ta chỉ là
những con người đang ngái ngủ. Ngọn lửa trong lòng chúng ta như bị ẩm
nước, sức sống trong chúng ta như bị kìm hãm, chúng ta chỉ sử dụng một
phần nhỏ sức mạnh thể chất và tinh thần của mình”.
Những
lời u sầu này của William James, một chuyên gia tâm lý học và là một
triết gia nổi tiếng, đã được biết cách đây hơn năm mươi năm nhưng vẫn
thường xuyên được nhắc đến để cảnh tỉnh những ai đang lê chân sống đời
xoàng xĩnh.
Chúng
ta sống trong một thời đại mà chúng ta luôn có gắng bám chặt lấy hai từ
“trung bình”, và rồi chúng ta bước đều bước, chúng ta diễu hành cùng
đoàn người đông đảo đó. Rồi thì chúng ta bước đi cùng với sự phiền muộn,
thất vọng và tủi nhục khi có một ai đó tách ra khỏi đám đông, tiến về
phía trước để nhận lấy phần thưởng xứng đáng với sự xuất sắc của mình.
Hai
từ “an toàn” đã trở thành lý tưởng của chúng ta, và chính nó đã nhấn
chìm hoàn toàn mọi ham muốn phát triển trong chúng ta. Tuy nhiên, dẫu
sao thì chúng ta cũng phải đứng lên, chúng ta phải phát triển, chúng ta
phải tiến bộ, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chúng ta phải sẵn
sàng để gặt hái thành công từ chín mươi phần trăm tiềm năng mà James
cho rằng chúng ta vẫn chưa bao giờ vận dụng. Chúng ta xuất hiện trên cõi
đời này không phải chỉ để trở thành những kẻ mất trí đi lang thang.
Tiến
sĩ Abraham Maslow, một nhà tâm lý học xuất chúng, đã viết: “Mọi người
có thể chọn một trong hai: hoặc bước lui để giữ an toàn, hoặc bước tới
để phát triển. Phát triển phải là hướng đi mà mọi người cần phải chọn
lựa; lo sợ là điều mà mọi người cần phải chế ngự và vượt qua”.
Bạn bước lui hay bước tới? Bạn chọn cái nào đây?
Giàu có thì có gì là sai trái?
Ý
niệm này đã theo chúng ta trong suốt hàng ngàn năm qua: nghèo túng
không tạo ra và cũng không chứng minh cho sự thanh khiết. Ý niệm này có
thể đúng, nhưng ý niệm này hoàn toàn không có ý muốn nói là sự nghèo
túng là con đường duy nhất đưa đến sự cứu rỗi linh hồn.
Tôi
nghĩ rằng niềm tin cho là của cải là điều sai lạc chỉ dựa vào quan niệm
xã hội chứ không căn cứ trên kinh thánh. Đó là một sự hợp lý hoá được
áp đặt lên mọi người bởi những ai quyết định không trau dồi tích luỹ
nhiều của cải. Giàu có thì có gì sai trái? Dĩ nhiên là không. Khi có
nhiều tiền của thì chúng ta có thể sử dụng tiền của đó để giúp mọi người
có thể sống một đời tiện nghi thoải mái hơn, an toàn hơn, và thịnh
vượng hơn.
Og Mandino – trích trong Bạn muốn thành công
Làm xíu mại ngon như ngoài hàng
Từng viên xíu
mại vàng ươm, vừa mềm vừa béo thích hợp làm món mặn ăn kèm với cơm trắng
hoặc ăn chung với bánh mì cùng dưa leo, đu đủ... đều ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 300 g thịt ba rọi xay; 1 củ hành tây; 6 củ hành tím; 2 chén canh nước hầm xương.
- 1 ổ bánh mì; 1 quả dưa leo; 20 g đu đủ bào sợi; ngò rí; ớt trái; 1/2
thìa cà phê hạt nêm; 1/2 thìa cà phê muối; 1/2 thìa cà phê nước mắm; 1/2
thìa cà phê đường; 1 thìa tiêu bột.
Xíu mại nấu chín có thể dùng để ăn kèm với cơm nóng hoặc ăn với bánh mì đều thích hợp. |
Cách chế biến:
- 1/2 củ hành tây thái hạt lựu, hành tím bóc bằm nhỏ. Cho vào bát trộn
đều với thịt heo xay cùng các loại gia vị với liều lượng như trên.
- Xé nhỏ ổ bánh mì, cho vào trộn đều với hỗn hợp thịt ba rọi, để trong khoảng 2 phút cho ngấm gia vị.
- Cho ít dầu hạt điều vào trộn để có màu vàng đẹp mắt.
- Thoa ít dầu vào găng tay, vo xíu mại thành những viên tròn vừa ăn.
- Làm nóng dầu, cho tỏi vào phi thơm. Tiếp đến cho 1/2 củ hành tây đã
thái hạt lựu vào xào chín. Cho tương ớt, tương cà (bạn có thể thay bằng
cà chua thái hạt lựu nếu thích) vào đảo đều.
- Cho hai chén nước dùng vào đun sôi, nêm gia vị cho vừa ăn thì cho xíu
mại viên vào nấu chín (bạn có thể hấp chín xíu mại trước khi cho vào
nước sốt). Tuy nhiên, khi nấu chín trong nước sốt sẽ giúp viên xíu mại
mềm và đậm đà hơn.
- Xíu mại nấu chín ăn kèm với bánh mì cùng các loại rau đã chuẩn bị sẵn như đu đủ bào, dưa leo thái lát mỏng...
Khánh Hòa
Wednesday, August 28, 2013
Không nên chủ quan khi bị chảy máu cam
Nếu thường xuyên bị chảy máu cam chứng tỏ sức khỏe bạn
đang có vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn chứng khó đông máu. Trường hợp
này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
Chảy máu cam ở mũi có hai loại: chảy
máu ở mặt trước và ở mặt sau mũi. Hơn 90% trường hợp rơi vào loại chảy
máu phía trước mũi, tức là máu tuôn ra từ một vài mạch máu bị vỡ gần
phía trước mũi. Nguyên nhân thường là chấn thương, có thể do bạn bị ai đó đấm vào mũi hoặc khi hỷ mũi quá mạnh khiến mạch máu bên trong bị tổn thương. Bên cạnh đó, khi thời tiết trở lạnh, thường gặp vào mùa đông và ở những nơi khô hanh, khoang mũi bị khô khiến các mạch máu dễ vỡ.
Ngoài ra chảy máu cam trước cũng là hệ quả của việc móc, ngoáy mũi quá nhiều. Nếu bạn có thói quen này thì nên hạn chế.
|
Ảnh minh họa: Health. |
Thông thường khi bị chảy máu cam, mọi người hay bóp mũi và ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên làm như vậy, vì ngả đầu về phía sau có khả năng bạn nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.
Trong trường hợp máu mũi chảy xuống miệng, đừng nuốt mà hãy nhổ ra ngay lập tức. Tốt nhất, khi bị như vậy, bạn hãy ngồi thẳng lưng. Nếu máu không ngừng chảy, hãy đến bệnh viện ngay để bác sĩ có biện pháp kịp thời. Việc đặt băng gạc vào hốc mũi giúp ngăn không cho máu chảy nữa. Ngay khi máu ngừng chảy, cố gắng tránh hỷ mũi. Trong khi ngủ, nếu cảm thấy không khí trong phòng quá khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm.
Cá biệt, nếu thường xuyên bị chảy máu cam từng ít một, đó có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng nào đó. Nếu thấy xuất hiện đồng thời những vết bầm tím trên cơ thể, hoặc máu chảy ra từ những lỗ khác trên cơ thể, thậm chí trong nước tiểu hoặc phân, có thể bạn đang bị chứng khó đông máu. Khi đó, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp khắc phục kịp thời.
Thi Trân (Health)
Truy tìm kẻ cắt cổ hai phụ huynh trước cổng trường học
(VTC News) - Người đàn ông cầm dao lao tới cắt
cổ hai phụ huynh đang chờ đón con em khiến hàng trăm người kinh hãi bỏ
chạy tán loạn.
Vụ việc xảy ra vào chiều 27/8, đoạn trước cổng Trường tiểu học Tân Tạo A (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM).
Nạn nhân Phúc được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Quốc Ánh |
Cùng thời điểm này, một người đàn ông (khoảng 40 tuổi) mặc quần dài, áo thun xám dài tay điều khiển chiếc xe tay ga hiệu Airblade màu đen đỏ đến dựng xe trước cổng trường rồi tiến vào bên trong ngôi trường.
Tuy nhiên, không lâu sau, người đàn ông này vội vàng bước ra cổng. Lúc vừa ra tới cổng trường, bất ngờ người đàn ông lấy dao trong tay áo lao đến cắt cổ anh Phan Văn Phúc (28 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú phường Tân Tạo, quận Bình Tân) đang ngồi trên xe máy chờ đón cháu học lớp 1 trong trường.
Chưa dùng lại, tên hung thủ tiếp tục lao tới cắt cổ anh Hồ Đức Luận (31 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) cũng chờ đón con em đi học về.
Chứng kiện cảnh tượng kinh hãi nhiều phụ huynh bỏ chạy tán loạn. Gây án xong, đối tượng lên xe tháo chạy khỏi hiện trường, một số phụ huynh nam dùng nón bảo hiểm rượt theo nhưng không kịp, kẻ cầm dao cắt cổ người nhanh chóng vụt mất trong giây lát.
Hung thủ cứa dao vào cổ các nạn nhân khá sâu, mất nhiều máu |
Anh Luận sau khi được các bác sĩ sơ cứu khâu 8 mũi ở cổ, nạn nhân nhanh chóng được người nhà đón xe taxi chở lên bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.
Riêng trường hợp anh Phúc, đến 21h cùng ngày, tại Bệnh viện Quốc Ánh, sau khi được phẫu thuật khâu vết cắt cổ dài đã được chuyển ra phòng hồi sức. Dù nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên sức khoẻ vẫn còn yếu, các bác sĩ vẫn đang theo dõi gắt gao.
Chia sẻ với PV, chị gái anh Phúc cho biết: “Phúc có vợ và con quê ở Vĩnh Long, mới lên thành phố được hai tháng nay để tìm việc làm. Do chưa có việc nên hằng ngày, Phúc đến trường đưa rước cháu về nhà. Đến chiều hôm nay thì xảy ra sự thể trên”.
Hiện cơ quan công an quận Bình Tân đang lập hồ sơ vụ việc và truy lùng gắt gao tên hung thủ cắt cổ người táo tợn để xử lý theo luật pháp.
Phạm Nguyễn
Làm bánh flan thơm béo cho cả nhà
Flan là loại bánh Tây đã được Việt hóa. Những chiếc bánh nhỏ màu vàng ươm không chỉ đẹp mắt mà còn rất thơm béo, ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 1 lít sữa tươi; 200 ml kem béo; 10 trứng gà.- 200 g đường cát trắng; 14 khuôn đổ bánh.
Cách chế biến:
- Cho 1 lít sữa tươi, 200 ml kem béo; 3 thìa canh đường cát trắng vào
đánh tan. Tiếp đến lấy 10 quả trứng gà, đánh tan rồi lược qua rây cho
vào hỗn hợp sữa kem.
- Khuấy nhẹ hỗn hợp đó để tất cả nguyên liệu được tan hết và có màu vàng đẹp mắt.
- Cho nước caramen vào từng chiếc khuôn với một lớp mỏng vừa phải.
- Chế hỗn hợp kem sữa tươi vào rồi đem hấp chín. Trong quá trình hấp,
bạn nhớ canh đều lửa, thường xuyên mở nắp nồi hấp, lau khô hơi nước để
hơi nước không giọt xuống làm bánh bị rỗ hoặc bị nát.
- Bánh hấp chín để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 2 giờ thì có thể dùng được.
- Bánh flan có thể ăn không hoặc ăn với đá xay nhuyễn cùng ít cà phê.
Món ăn vừa béo vừa có hương thơm thoang thoảng dễ chịu và ngon miệng.
Khánh Hòa
Monday, August 26, 2013
Cách làm đậu phụ ngon không chứa thạch cao
Thay vì mua đậu
phụ non bán sẵn ngoài chợ, bạn có thể tự tay chế biến món này vừa đảm
bảo an toàn vệ sinh cho cả nhà vừa thơm ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 200g đậu nành.
- 4 thìa canh giấm; 1 thìa cà phê muối.
Cách chế biến:
- Đậu nành ngâm nước lạnh trong khoảng 6 tiếng, đãi sạch vỏ, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
- Cho đậu nành vào máy sinh tố và xay nhuyễn với 0,5 lít nước lọc. Sau
đó lược lấy sữa đậu nành, làm nhiều lần để lược bỏ hết xác đậu.
- Cho sữa đậu lên bếp rồi đun với lửa nhỏ. Trong quá trình nấu, nhớ
khuấy nhẹ sữa liên tục vì đậu nành rất dễ cháy ở đáy nồi. Khi thấy đậu
nành sôi nhẹ thì vớt bỏ bọt, tắt bếp.
- Hòa tan 4 thìa canh giấm với 1 thìa cà phê muối. Cho vào nồi đậu nành và khuấy đều để đậu nành kết tủa lại.
- Lấy một chiếc rổ nhựa, lót lên một tấm khăn bằng vải mịn, đổ hết đậu
nành đã nấu vào. Xếp khăn gọn lại, lấy một vật nặng vừa phải đè lên bề
mặt để phần nước dư chảy hết ra bên ngoài.
- Phần đậu phụ non còn lại trắng tinh, mềm và béo. Bạn có thể dùng để
chế biến thành nhiều món chiên, xào, nấu canh... đều rất ngon miệng và
bổ dưỡng.
Khánh Hòa
Làm gì khi bạn ở gần cây xăng đang cháy
Đọc ngay các tips sau để tự bảo vệ mình và tránh tình huống tồi tệ hơn teen nhé!
Vụ cháy nổ ở cây xăng tại Hà Nội đã gây ra tổn hao về
người và của. Một ôtô 4 chỗ cháy đen, quán cơm 2 tầng cùng 6-7 xe máy
dựng trước cửa bị thiêu rụi, 6 chiến sĩ cứu hỏa phải đưa đi cấp cứu ở
bệnh viện. Nếu bạn có mặt ở hiện trường vụ việc, bạn đã biết cần phải
làm gì để giữ an toàn tính mạng cho mình và không làm tình huống tệ hơn
vì những hành động vô tình của mình chưa?
Hãy tham khảo những tips sau đây của chúng tớ để có
thể kịp thời ứng phó và chủ động giữ an toàn cho mình trong những trường
hợp cháy nổ như thế.
Vụ cháy trạm xăng vừa qua ở Hà Nội.
|
1.
Tránh xa bất cứ chiếc xe nào có động cơ ở gần đó. Càng nhanh càng tốt.
Và đừng cố gắng khởi động xe làm gì, bạn sẽ không kịp thoát ra khỏi ngọn
lửa cùng với chiếc xe, mà còn làm tình huống tệ hơn nhiều.
2. Kêu gọi sự giúp đỡ. Kêu gọi mọi người đang có mặt ở
đó và những người xung quanh. Thông báo với nhân viên trạm xăng và gọi
điện đến đường dây nóng của lực lượng cứu hỏa 114 ngay lập tức.
3. Không sử dụng nước. Đừng cố gắng đóng vai anh hùng
và đổ nước vào ngọn lửa. Thứ nhất, xăng nhẹ hơn nước, trong trường hợp
cháy nổ do xăng, nước không giúp ích gì được cho bạn đâu. Thứ hai, bạn
không bao giờ nên đến gần ngọn lửa xuất phát từ trạm xăng dầu.
4. Sử dụng bình cứu hoả. Theo tiêu chuẩn an toàn
chung, tất cả trạm xăng dầu đều có bình cứu hoả. Trước khi can đảm sử
dụng bình cứu hoả, hãy đánh giá tình huống có thật sự an toàn cho bạn sử
dụng bình cứu hoả hay không và đảm bảo là bạn biết cách sử dụng chúng
nhé.
5. Giúp sơ tán mọi người có mặt tại vụ hoả hoạn. Hãy
chắc chắn rằng mọi người đều đã ở vị trí an toàn, cách xa hiện trường vụ
hoả hoạn. Đặc biệt lưu ý đến những đối tượng không tự mình chạy được
như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.
6. Đợi lực lượng cứu hoả tới. Một lần nữa, hãy đảm bảo
rằng bạn và mọi người đều đã cách ngọn lửa và trạm xăng một khoảng cách
an toàn.
Những anh lính cứu hỏa liều mình dập lửa. Ảnh: Trang Chóe.
|
Và hãy nhớ rằng:
- Nếu gia đình bạn có ô tô, và bạn chưa đủ tuổi lái
xe, đừng táy máy đụng vào vòi bơm xăng. Bơm xăng có vẻ thú vị đấy, nhưng
chưa phải là việc của bạn bây giờ đâu. Bạn cũng nhớ nhắc gia đình mình
không khởi động máy khi đang đổ xăng, vì tia lửa phát ra từ máy khi khởi
động có thể gây hoả hoạn đấy nhé.
- Tránh đổ quá đầy xăng, và nếu xăng đổ ra sàn, hãy thông báo với nhân viên trạm xăng ngay lập tức.
- Không hút thuốc hoặc sử dụng bất cứ vật dụng nào có thể phát ra tia lửa gần trạm xăng.
- Tắt máy ngay khi vào đến trạm xăng.
- Không sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng, điều
này vừa nguy hiểm, vừa vi phạm pháp luật, vừa giảm thời gian phản ứng
của teen mình khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra đấy.
Không sử dụng điện thoại ở trạm xăng nha các teen. Ảnh: VnExpress
|
-
Xăng dầu rất dễ gây dị ứng cho da. Nhẹ có thể khiến bạn mẩn ngứa, nặng
hơn bạn có thể bỏng da do xăng dầu. Vì thế, nếu xăng dầu dây lên người
bạn, hãy thay đồ ngay khi có thể và tắm sạch vùng da bị dính xăng dầu
bằng xà phòng và nước sạch.
- Cho dù bạn có thể đã đi đổ xăng rất nhiều lần trong
đời, việc đổ xăng có vẻ rất bình thường và bạn cũng không gặp vấn đề gì
cả. Nhưng không vì thế mà chủ quan. Bạn hãy luônnhớ bạn đang vận chuyển
một chất lỏng nguy hiểm, dễ cháy nổ từ thùng chứa lớn qua bình xăng xe
của bạn. Vì thế, hãy giảm nguy cơ tai họa tối đa bằng cách luôn cẩn
trọng quan sát nhân viên và mọi thứ xung quanh để có thể ứng phó khi cần
thiết.
- Nếu bạn mang can đi mua xăng, hãy nhớ phải để can
xăng ngay ngắn trên mặt đất mới bắt đầu để nhân viên đổ xăng vào. Đừng
đặt can xăng lên đùi bạn hay đặt trên yên xe máy. Không được đổ đầy, hãy
để lại 5 - 10% để tránh xăng bị tràn và để dành không gian cho xăng có
thể nở ra.
Trạm xăng có thể là nơi dễ cháy nổ, nhưng ở bất cứ
trạm xăng nào, các cô chú, anh chị nhân viên luôn dán một bảng nội quy
rất to liệt kê những quy định đảm bảo an toàn tại trạm xăng. Nếu bạn
không biết, hãy dành một ít thời gian đứng lại đọc nó.
Nhân viên trạm xăng cũng đã được đào tạo về an toàn
tại trạm xăng, vì vậy, nếu cô chú, anh chị có nhắc bạn làm điều gì, hãy
ngoan ngoãn làm theo, đừng gân cổ cãi lại. Hơn ai hết, họ là những người
nắm chắc nhất về những quy định an toàn này đấy.
Gaby (Tổng hợp)
9 bí kíp thoát thân khi xảy ra hỏa hoạn
Đừng để sự thiếu hiểu biết biến bạn thành 'ngọn đuốc sống' teen nhé!
Ngày càng có nhiều vụ hỏa hoạn
với những kết cục đau lòng. Câu chuyện hai mẹ con bị bỏng nặng khi lao
ra từ trong đám lửa như đuốc sống ở quận 12, TP HCM vừa qua là một ví
dụ. Có thể mọi chuyện đã khác nếu như những người trong cuộc và cả những
người xung quanh biết cách ứng phó kịp thời.
Nếu teen gặp phải trường hợp như vậy, chúng mình đã
biết cách thoát ra khỏi đám cháy một cách an toàn nhất có thể, hay biết
cách giúp đỡ những người gặp nạn chưa? Hãy đọc những kỹ năng sau của
chúng tớ và nhớ phổ biến cho bố mẹ, người thân của mình biết nữa nha.
Vụ cháy đau lòng xảy ra vào sáng 5/6 biến hai mẹ con thành đuốc sống, xe ô-tô 7 chỗ cháy rụi. Ảnh: VnExpress.
|
1.
Phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (khói, mùi khét, hoặc chuông báo
cháy, nếu có). Lấy một cái chăn trùm người lại (dày vừa phải để bạn dễ
dàng di chuyển) và ra khỏi nhà ngay. Giày dép gì cũng được, đừng mất
thời gian ngồi thắt dây đôi giày thể thao của mình vì bạn tiếc của hoặc
nó trông hợp với bạn hơn. Đây không phải lúc quan tâm đến khía cạnh thời
trang đâu nhé.
2. Nếu cửa đang mở và đám cháy đang lan đến phòng bạn,
hãy đóng cửa lại để bảo vệ ngọn lửa không bén vào phòng ngay lập tức.
Trong trường hợp này, hãy tuần tự tiến hành các bước sau:
- Cảm nhận sức nóng của cánh cửa. Nhớ, khi bạn sờ vào
cửa để thử độ nóng, hãy thử bằng mu bàn tay chứ không phải lòng bàn tay.
Mu bàn tay của bạn có nhiều dây thần kinh hơn, nó giúp bạn xác định độ
nóng chính xác hơn mà không cần phải chạm hẳn vào bề mặt cửa. Hơn nữa,
bề mặt cửa có thể làm phỏng da bạn mặc dù sờ có vẻ chưa nóng lắm. Hãy để
dành lòng bàn tay và ngón tay bạn trên đường thoát ra ngoài.
- Nếu bạn cảm thấy phía dưới cửa chưa nóng, tốt quá.
Mở cửa, từ từ thôi, quan sát xung quanh. Khói sẽ bay ở phía trên, vì
thế, bình tĩnh nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Bạn càng nằm sát đất
bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bấy nhiêu. Khói phía trên
không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cực độ (có thể lên đến
1500 độ C đấy) và rất nhiều khí độc hại khác. Hơn 70% số người chết
trong đám cháy là do hít phải khói này đấy. Hãy la lớn để mọi người còn
kẹt trong nhà có thể đi theo bạn. Mau chóng hỗ trợ trẻ em, người già và
phụ nữ trong gia đình ra ngoài nhanh nhất có thể.
Hình minh hoạ cách thoát khỏi đám cháy của Trạm điện ngầm Tokyo - bò sát mặt đất chứ không đứng cao.
|
-
Nếu cảm thấy cánh cửa nóng, chứng tỏ lửa đang tiến đến gần cửa và phía
bên kia đang rất nóng. Đừng mở cửa, hãy tìm lối thoát khác, cửa thoát
hiểm, cửa sổ v.v.
3. Trong trường hợp bạn bị kẹt, hãy cố gắng đến được
chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn. Bạn có
thể lấy bất cứ vật dụng nào màu trắng và đặt/treo nó ở vị trí dễ thu hút
sự chú ý. Không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa
chính và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm
được chặn phía dưới cửa chính để ngăn không cho khói bay vào phòng.
4. Nếu bắt buộc phải nhảy từ cửa sổ, hãy tìm một cái
gờ nào đó để bám vào, bạn có thể đi trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ
luôn đối mặt với bờ tường khi chui ra từ cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó,
bạn có thể dùng hết sức mình để bám vào tường và đáp đất một cách an
toàn hơn. Tuy nhiên, lý tưởng vẫn là ngồi yên trong phòng, cách ly lửa
bên ngoài bằng cửa phòng đóng chặt, chặn khói lan trong phòng, lấy bất
cứ thứ gì bạn tìm thấy được che mũi và miệng bạn để lọc không khí và cầu
nguyện ai đó sẽ đến cứu bạn.
5. Như đã nói ở trên, cố gắng đừng hít phải khói. Áo,
miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể, làm ướt nó và đặt nó trên mũi và
miệng bạn để bảo vệ chúng khi bạn trườn qua đám lửa. Việc này chỉ mất
một phút hơn nhưng sẽ giúp bạn lọc rất nhiều khói bụi từ đám cháy gây
nên đấy.
6. Kêu gọi sự giúp đỡ ngay khi bạn ra khỏi đám cháy từ
số điện thoại khẩn cấp 114 của lực lượng cứu hoả và nhờ hàng xóm giúp
đỡ.
Cố gắng không hít phải khí độc.
|
7.
Trong trường hợp có ai đó mất tích, chỉ chạy ngược vào trong nhà khi
tình huống đủ an toàn để bạn làm điều đó. Thông báo ngay với lực lượng
cứu hỏa nếu bạn nghĩ ai đó vẫn còn bị kẹt trong nhà. Tương tự như vậy,
khi mọi người đã ra khỏi nhà an toàn và đầy đủ, bạn cũng nên thông báo
cho các anh ấy biết để không cử người vào kiểm tra nữa, giảm đáng kể
nguy cơ thương vong cho các anh cứu hoả đấy.
8. Kiểm tra xem có ai bị thương không. Nếu có, thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa và gọi cấp cứu.
9. Tránh xa khỏi căn nhà. Giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và ngọn lửa để không bị thương do tàn lửa, gạch đá bắn ra.
Bạn cũng có thể áp dụng những tips sau của chúng tớ để giảm nguy cơ hoả hoạn nè, nhất là trong mùa hanh khô
- Luôn bảo trì thường xuyên và đặt các thiết bị an
toàn ở nơi dễ tìm thấy, ví dụ bình cứu hoả, thang thoát hiểm. Đương
nhiên là bạn phải học cách sử dụng chúng rồi. Kiểm tra bình cứu hoả định
kỳ (khoảng 1 năm 1 lần) và thay thế nếu không còn sử dụng được nữa.
Học cách sử dụng các thiết bị an toàn nhé!
|
-
Nếu có thể, bạn hãy thiết kế sao cho phòng hoặc nhà bạn có hai lối
thoát. Nếu lối thoát hiểm phụ của nhà bạn là cửa sổ, hãy chuẩn bị sẵn
thang để có thể sử dụng ngay trong trường hợp khẩn cấp, bạn không muốn
đến lúc lửa vây tứ phía còn phải đi tìm thang hay liều mạng nhảy từ tầng
5, 6, 7 xuống mặt đất, đúng không?
- Có kế hoạch và thực hành phương án thoát hiểm khi có
trường hợp khẩn cấp với gia đình của bạn. Nếu có thể, hãy sắp xếp một
địa điểm tập họp trước cho gia đình trong trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ
không phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm mọi người trong tình cảnh tinh thần
hoảng loạn và thể xác mệt mỏi. Có thể bạn sẽ không bao giờ phải sử dụng
đến (may mắn làm sao) nhưng không ai biết trước được điều gì. Cẩn tắc
vô ưu, đúng không?
- Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp thiết bị phát hiện khói, và cũng nhớ là kiểm tra và bảo trì thường xuyên nhé!
- Lau chùi các thiết bị trong nhà định kì nhằm giảm nguy cơ hoả hoạn.
Trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất là sự sống
sót của bạn và người thân. Nhớ nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy
chính là “dừng lại, nằm sát đất, lăn tròn, che mặt lại” và không hít
khói. Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm
thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình, teen nhé.
Gaby (Theo wikiHow)Ảnh: Interne
Chỉ điểm 9 kẻ đang 'giết' hạnh phúc của bạn
Làm việc chỉ vì tiền, quá coi trọng vẻ bề ngoài... chính là những kẻ thù của hạnh phúc.
1. Không tập trung viết nên câu chuyện của mình
Đừng cảm thấy thỏa mãn với những câu chuyện thành công của người khác.
Hãy tự viết nên câu chuyện của chính mình và mang nó vào cuộc sống.
Những điều hoành tráng sẽ xảy ra khi bạn quyết định nắm quyền kiểm soát
đời mình. Đừng để người khác nghĩ, nói và quyết định mọi thứ thay bạn.
Đừng chỉ đọc và khâm phục người khác. Hãy tự viết nên câu chuyện của chính mình nhé! |
Hãy học cách tôn trọng, sử dụng những ý tưởng và bản năng của bạn để
quyết định tương lai cho chính mình. Nếu bạn đủ nghị lực và quyết tâm,
gần như không có điều gì bạn không thể làm được đâu. YOLO nhé! (You only
live once - Bạn chỉ sống có một lần).
2. Chờ đợi thời khắc hoàn hảo
Đừng phí công sức và thời gian vào cái gọi là “khoảnh khắc định mệnh”.
Bạn sẽ là người tạo ra nó. Rất nhiều người ngồi chờ đợi sẽ có một "ông
bụt" nào đó hiện ra và chỉ dẫn họ cần phải làm những gì, chờ đợi thời
điểm thích hợp nhất, cơ hội tốt nhất. Tỉnh dậy đi nào! Những khoảnh khắc
định mệnh rất hiếm khi xảy ra trong thực tế, đa phần chúng chỉ là những
câu chuyện cổ tích mà thôi.
Không chờ đợi mà hãy tự tạo ra thời khắc hoàn hảo cho mình. |
Hãy học cách đi đến thành công trên con đường không có hoa hồng, không
có thời điểm phù hợp, bằng cách nhìn và tận dụng chính những điều không
hoàn hảo trong cuộc sống.
3. Làm việc chỉ vì tiền
Làm việc không có niềm vui chính là ngục tù. Cho dù bạn không nhiệt
tình với công việc, ít nhất bạn cũng phải có chút ít hứng thú về nó. Khi
bạn chấp nhận làm việc mà không có chút yêu thích nào, lúc nào bạn cũng
sẽ phải ngồi mơ về một công việc khác, một cuộc đời khác.
Thay vì ngồi mơ, hãy ngó nghiêng qua lại và tích cực tìm công việc lý
tưởng cho mình. Bạn phải yêu thích công việc thì kết quả mới tốt và bạn
mới hạnh phúc được.
4. Tích trữ cảm xúc tiêu cực
"Bóng tối không thể đẩy lùi bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều
đó. Ganh ghét không đánh bật được ganh ghét, chỉ có tình yêu thương mới
làm được mà thôi", Luther King đã viết như vậy đó.
Không để những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm hồn bạn nhé! |
Khi bạn tích trữ quá nhiều những cảm xúc tiêu cực, chúng sẽ dần lớn
mạnh và kiểm soát bạn. Con người dần trở nên cộc cằn, khô khan. Theo
thời gian, bạn sẽ còn ghét cả chính mình nữa đấy.
Hơn thế nữa, khi bạn ghét ai, người đó ở trong đầu bạn hoài. Vì vậy,
đừng ghét họ mà hãy cắt đứt mối quan hệ, nhìn về phía trước và tiếp tục
bước đi. Cả một tương lai tốt đẹp đang chờ bạn, sao phải phí sức vì một
vài người hay một điều gì đó khó chịu trong quá khứ, đúng không?
5. Lo lắng và sợ hãi
Một ngày nào đó khi nhìn lại quá khứ, bạn sẽ có ngay thắc mắc, sao lúc
ấy lo lắng, sợ hãi làm gì nhỉ? Chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Sao
phải đợi đến lúc đó ngồi nhìn lại làm gì?
Ngay bây giờ đây, bạn không cần phải phí thời gian vào việc lo lắng và
sợ hãi nữa. Trong lúc bạn đang cắn móng tay, biết bao nhiêu cơ hội tận
hưởng niềm vui đã đi qua rồi đấy. Hãy thay đổi ngay từ bây giờ, chớp lấy
những thời cơ sắp tới, mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.
6. Tự vùi mình vào những rắc rối thường nhật
Mỗi ngày đều hứa hẹn sẽ mang đến những bài học mới và những cơ hội mới.
Có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn khủng khiếp và không thể tránh
khỏi, nhưng hãy yên tâm là luôn có một con đường giúp bạn thực hiện được
ước mơ của mình.
Vì thế, đừng quan trọng hóa và phóng đại những trắc trở bạn gặp phải bằng phản ứng hay cảm xúc của mình nữa nhé.
7. Cố gắng thay đổi mọi thứ xung quanh quá nhanh
7. Cố gắng thay đổi mọi thứ xung quanh quá nhanh
Bạn muốn con bạn thân hết buồn mà nói mãi nó chẳng nghe? Tự nhiên nhìn
mặt nó mình cũng buồn theo, rồi còn bị "xì-trét" theo nó nữa chứ? Bạn
đang rơi vào thói quen thứ 7 này, cố gắng thay đổi mọi thứ quá nhanh dẫn
đến việc bạn tự tạo áp lực cho mình.
Đừng tích trữ những cảm xúc tiêu cực, hãy cứ thoải mái và hạnh phúc sẽ gõ cửa nhà bạn. |
Bạn muốn an ủi nó ư? Hãy bắt đầu bằng việc nhờ hội bạn chung luôn mỉm
cười vui vẻ khi ở gần cô bạn ấy. Nụ cười của mọi người xung quanh sẽ
khiến bạn ấy mỉm cười theo đấy. Bạn hoàn toàn có thể chạm đến trái tim
đám đông bằng sự chân thành của mình mà không cần khiến bản thân mệt mỏi
vì chuyện đó.
8. Giữ những người làm bạn đau đớn
Khi ai đó làm bạn đau đớn, buồn bã hết lần này đến lần khác, hãy chấp
nhận sự thật rằng họ không quan tâm đến bạn. Đó là một điều thực sự khó
khăn, nhưng là liều thuốc cần thiết cho trái tim.
Đừng cố gắng gây ấn tượng hay sự chú ý của họ thêm nữa. Đừng cố gắng
phí thêm một giây nào chứng minh điều gì với họ nữa.Chỉ đơn giản là rời
xa họ mà thôi.
9. Quá coi trọng vẻ bề ngoài
9. Quá coi trọng vẻ bề ngoài
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Bạn đánh giá ai đó qua vẻ bề ngoài không
khác gì so với việc bạn chọn thức ăn chỉ dựa trên màu sắc và vẻ đẹp của
nó. Vẻ đẹp tâm hồn và toát ra từ nhân cách mới chính là vẻ đẹp vĩnh cửu
đấy.
Gaby (theo Productive Living)
Mềm mịn bánh nậm xứ Huế
Bánh nậm hấp dẫn vì vẻ mềm mịn của bột gạo, vị đậm đà của nhân hòa trong nước chấm với vị cay xé lưỡi đặc trưng của xứ Huế.
Nguyên liệu:
- 3 chén bột gạo; 2 thìa soup bột năng; 1/2 thìa cà phê muối; 1/2 thìa cà phê bột ngọt.
- 1/2 củ sắn (sắn nước), 100 g tôm sú; 100 g thịt nạc; 2 thìa cà phê
bột nêm; 1 thìa cà phê tiêu xay; 3 thìa cà phê dầu hạt điều.
- Lá chuối gói bánh, hành lá.
Cách chế biến:
- Tôm làm sạch, bỏ vỏ. Thịt heo rửa sạch, bằm nhuyễn tôm và thịt heo.
- Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu, cho tôm thịt vào xào với sắn nước bằm
nhuyễn, nêm gia vị vừa ăn, cho ít màu hạt điều vào để có màu đỏ tươi
đẹp mắt.
- Pha bột gạo, bột năng với 6 chén nước lọc. Hòa tan hỗn hợp đó với muối, bột ngọt rồi để trong khoảng 15 phút.
- Đặt nồi lên bếp, cho bột vào và khuấy nhẹ trên lửa nhỏ. Khuấy đều tay đến khi bột sánh lại, dẻo và dính là được.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, phi thơm để làm mỡ hành.
- Lá chuối tước thành phần nhỏ, rửa sạch. Có thể phơi nắng cho hơi héo
hoặc chần sơ qua nước nóng. Thoa ít dầu lên lá, múc lượng bột vừa đủ cho
vào bánh, cho nhân lên, cuối cùng là mỡ hành.
- Gói bánh thành hình chữ nhật, vuốt nhẹ để bánh mỏng và dàn trải đều ra.
- Xếp bánh vào xửng rồi đem hấp chín trong khoảng 20 phút. Khi lớp lá
chuối bên ngoài đổi thành màu đậm là bánh đã chín. Bánh nậm có thể làm
món ăn sáng, hoặc ăn vặt đều ngon miệng. Bạn có thể ăn kèm với nước chấm
pha ngọt hơi cay.
Khánh Hòa
Các công đoạn làm bánh cũng rất đơn giản. Trước tiên ngâm 1 kg gạo nở
với 2 lít nước, khi thấy gạo hơi mềm thì xay nhuyễn gạo với một ít nghệ
tươi và cho thêm một ít bột ngọt, muối rồi bắt lên bếp nấu cho quánh lại
vừa phải (đừng đặc quá mà cũng không được loãng quá).
Thịt ba rọi và tôm nhỏ đã lột vỏ rửa sạch chừng 0,5 kg đem bằm nhỏ cho nhuyễn rồi trộn đều với gia vị như dầu, bột ngọt, muối, tiêu, nước mắm, hành lá cho thấm.
Loại lá để gói ngon nhất là lá dong ở miền Trung vì sẽ giúp bánh thơm
hơn. Nếu không có ta có thể lấy lá chuối rửa sạch hơ sơ trước lửa cho
mềm, dùng kéo cắt lá to gần bằng tờ giấy A4 để ra mâm rồi lấy muỗng trải
một lớp bột mỏng lên trên lá sau đó bỏ một lớp nhân thịt, tôm vào giữa
bột rồi gấp lá lại theo hình chữ nhật, tiếp theo ta bẻ hai đầu lá ngược
ra sau. Dùng hai tay vút đều cho bánh thẳng và mỏng.
Sau đó đổ nước vào nồi nấu cho sôi (lửa củi thì bánh càng ngon), bỏ rổ vào cách mặt nước khoảng 5cm và cho bánh vào hấp, đợi khi bánh chín thì vớt ra. Bánh nậm phải ăn nóng và chấm nước mắm ớt tỏi pha nhiều đường thì mới ngon.
Có cầm chiếc bánh trên tay, nhẹ nhàng mở lớp lá ra, tự mình cảm nhận
hơi ấm từ lá chuối phả ra cùng với mùi thơm của nhân thì mới thấm thía
được cái thanh tao, phong vị riêng biệt của thứ bánh dân dã này. Vị béo
bùi của nhân bánh hòa quyện với vị đậm đà bột gạo, tất cả tan ra, thấm
thía nơi đầu lưỡi, chỉ cần một lần thưởng thức sẽ khó lòng quên được.
Giờ đây, khi cuộc sống đã khá hơn, tôi có thể làm làm nhân bánh đầy, nhiều hơn, bột mỏng hơn nhưng tôi dám chắc rằng sẽ không bao giờ bằng cái bánh nậm cất giữ bao kỷ niệm tuổi thơ mà cô Năm tôi làm “dấu” ngày nào!
Dân dã bánh nậm lá dong
Cầm chiếc bánh
nậm trên tay, nhẹ nhàng mở lớp lá ra, tự mình cảm nhận hơi ấm từ lá
chuối phả ra cùng với mùi thơm của nhân thì mới thấm thía được phong vị
riêng biệt của thứ bánh dân dã này.
Thuở bé, muốn được ăn bánh nậm thì phải chờ đến mùa gặt hay đám tiệc vì
việc làm bánh rất tốn thời gian và cũng khá xa xỉ với gia đình bình
thường như nhà tôi lúc đó. Mỗi lần cô Năm làm bánh là mấy anh em tôi
lăng xăng phụ giúp, tranh nhau canh bếp đợi bánh chín. Là đứa cháu được
cô thương nhất nên khi làm bánh cô thường lấy một sợi dây nhỏ buộc vòng
lên những cái bánh có nhiều “nhân” để làm “dấu” cho tôi dễ nhận biết.
Nguyên liệu làm bánh nậm không cầu kỳ. Ảnh: Ngọc Khánh |
Thịt ba rọi và tôm nhỏ đã lột vỏ rửa sạch chừng 0,5 kg đem bằm nhỏ cho nhuyễn rồi trộn đều với gia vị như dầu, bột ngọt, muối, tiêu, nước mắm, hành lá cho thấm.
Bánh sau khi gói xong sẽ được bỏ vào nồi hấp. Ảnh: Ngọc Khánh |
Sau đó đổ nước vào nồi nấu cho sôi (lửa củi thì bánh càng ngon), bỏ rổ vào cách mặt nước khoảng 5cm và cho bánh vào hấp, đợi khi bánh chín thì vớt ra. Bánh nậm phải ăn nóng và chấm nước mắm ớt tỏi pha nhiều đường thì mới ngon.
Bánh nậm ăn cùng nước chấm pha loãng là món ăn nhẹ bụng, dễ tiêu nên rất được ưa thích. Ảnh: Ngọc Khánh. |
Giờ đây, khi cuộc sống đã khá hơn, tôi có thể làm làm nhân bánh đầy, nhiều hơn, bột mỏng hơn nhưng tôi dám chắc rằng sẽ không bao giờ bằng cái bánh nậm cất giữ bao kỷ niệm tuổi thơ mà cô Năm tôi làm “dấu” ngày nào!
Ngọc Khánh
Friday, August 23, 2013
Phán xét người khác
"Chúng ta ai cũng đã có lần phán xét người khác. Nhưng sau đó là gì? Cả hai đều cảm thấy nặng nề, đều tổn thương, đều khó chịu.
Một lần, tôi đã thử dừng ý định... giận dữ của mình lại. Và tìm hiểu xem họ đang đau đớn chuyện gì.
Lúc ấy mới ngộ ra, hiểu về nhau lại làm mình dễ chịu đến vậy. Lúc ấy mới ngộ ra, lời phán xét của mình sẽ là một con dao giết chết ý chí tinh thần lúc họ đang suy sụp.
Thay vì lời ác ý, hãy dành cho nhau một lời đồng cảm, một lời thăm hỏi, một lời động viên. Cả hai đều nhẹ nhõm. Cả hai đều vui. Cả hai đều dành cho nhau tình yêu mến.
Sống thôi mà. Khắt khe quá làm chi…"
[suu tam]
Subscribe to:
Posts (Atom)