9 bí kíp thoát thân khi xảy ra hỏa hoạn
Đừng để sự thiếu hiểu biết biến bạn thành 'ngọn đuốc sống' teen nhé!
Ngày càng có nhiều vụ hỏa hoạn
với những kết cục đau lòng. Câu chuyện hai mẹ con bị bỏng nặng khi lao
ra từ trong đám lửa như đuốc sống ở quận 12, TP HCM vừa qua là một ví
dụ. Có thể mọi chuyện đã khác nếu như những người trong cuộc và cả những
người xung quanh biết cách ứng phó kịp thời.
Nếu teen gặp phải trường hợp như vậy, chúng mình đã
biết cách thoát ra khỏi đám cháy một cách an toàn nhất có thể, hay biết
cách giúp đỡ những người gặp nạn chưa? Hãy đọc những kỹ năng sau của
chúng tớ và nhớ phổ biến cho bố mẹ, người thân của mình biết nữa nha.
|
Vụ cháy đau lòng xảy ra vào sáng 5/6 biến hai mẹ con thành đuốc sống, xe ô-tô 7 chỗ cháy rụi. Ảnh: VnExpress.
|
1.
Phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (khói, mùi khét, hoặc chuông báo
cháy, nếu có). Lấy một cái chăn trùm người lại (dày vừa phải để bạn dễ
dàng di chuyển) và ra khỏi nhà ngay. Giày dép gì cũng được, đừng mất
thời gian ngồi thắt dây đôi giày thể thao của mình vì bạn tiếc của hoặc
nó trông hợp với bạn hơn. Đây không phải lúc quan tâm đến khía cạnh thời
trang đâu nhé.
2. Nếu cửa đang mở và đám cháy đang lan đến phòng bạn,
hãy đóng cửa lại để bảo vệ ngọn lửa không bén vào phòng ngay lập tức.
Trong trường hợp này, hãy tuần tự tiến hành các bước sau:
- Cảm nhận sức nóng của cánh cửa. Nhớ, khi bạn sờ vào
cửa để thử độ nóng, hãy thử bằng mu bàn tay chứ không phải lòng bàn tay.
Mu bàn tay của bạn có nhiều dây thần kinh hơn, nó giúp bạn xác định độ
nóng chính xác hơn mà không cần phải chạm hẳn vào bề mặt cửa. Hơn nữa,
bề mặt cửa có thể làm phỏng da bạn mặc dù sờ có vẻ chưa nóng lắm. Hãy để
dành lòng bàn tay và ngón tay bạn trên đường thoát ra ngoài.
- Nếu bạn cảm thấy phía dưới cửa chưa nóng, tốt quá.
Mở cửa, từ từ thôi, quan sát xung quanh. Khói sẽ bay ở phía trên, vì
thế, bình tĩnh nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Bạn càng nằm sát đất
bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bấy nhiêu. Khói phía trên
không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cực độ (có thể lên đến
1500 độ C đấy) và rất nhiều khí độc hại khác. Hơn 70% số người chết
trong đám cháy là do hít phải khói này đấy. Hãy la lớn để mọi người còn
kẹt trong nhà có thể đi theo bạn. Mau chóng hỗ trợ trẻ em, người già và
phụ nữ trong gia đình ra ngoài nhanh nhất có thể.
|
Hình minh hoạ cách thoát khỏi đám cháy của Trạm điện ngầm Tokyo - bò sát mặt đất chứ không đứng cao.
|
-
Nếu cảm thấy cánh cửa nóng, chứng tỏ lửa đang tiến đến gần cửa và phía
bên kia đang rất nóng. Đừng mở cửa, hãy tìm lối thoát khác, cửa thoát
hiểm, cửa sổ v.v.
3. Trong trường hợp bạn bị kẹt, hãy cố gắng đến được
chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn. Bạn có
thể lấy bất cứ vật dụng nào màu trắng và đặt/treo nó ở vị trí dễ thu hút
sự chú ý. Không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa
chính và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm
được chặn phía dưới cửa chính để ngăn không cho khói bay vào phòng.
4. Nếu bắt buộc phải nhảy từ cửa sổ, hãy tìm một cái
gờ nào đó để bám vào, bạn có thể đi trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ
luôn đối mặt với bờ tường khi chui ra từ cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó,
bạn có thể dùng hết sức mình để bám vào tường và đáp đất một cách an
toàn hơn. Tuy nhiên, lý tưởng vẫn là ngồi yên trong phòng, cách ly lửa
bên ngoài bằng cửa phòng đóng chặt, chặn khói lan trong phòng, lấy bất
cứ thứ gì bạn tìm thấy được che mũi và miệng bạn để lọc không khí và cầu
nguyện ai đó sẽ đến cứu bạn.
5. Như đã nói ở trên, cố gắng đừng hít phải khói. Áo,
miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể, làm ướt nó và đặt nó trên mũi và
miệng bạn để bảo vệ chúng khi bạn trườn qua đám lửa. Việc này chỉ mất
một phút hơn nhưng sẽ giúp bạn lọc rất nhiều khói bụi từ đám cháy gây
nên đấy.
6. Kêu gọi sự giúp đỡ ngay khi bạn ra khỏi đám cháy từ
số điện thoại khẩn cấp 114 của lực lượng cứu hoả và nhờ hàng xóm giúp
đỡ.
|
Cố gắng không hít phải khí độc.
|
7.
Trong trường hợp có ai đó mất tích, chỉ chạy ngược vào trong nhà khi
tình huống đủ an toàn để bạn làm điều đó. Thông báo ngay với lực lượng
cứu hỏa nếu bạn nghĩ ai đó vẫn còn bị kẹt trong nhà. Tương tự như vậy,
khi mọi người đã ra khỏi nhà an toàn và đầy đủ, bạn cũng nên thông báo
cho các anh ấy biết để không cử người vào kiểm tra nữa, giảm đáng kể
nguy cơ thương vong cho các anh cứu hoả đấy.
8. Kiểm tra xem có ai bị thương không. Nếu có, thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa và gọi cấp cứu.
9. Tránh xa khỏi căn nhà. Giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và ngọn lửa để không bị thương do tàn lửa, gạch đá bắn ra.
Bạn cũng có thể áp dụng những tips sau của chúng tớ để giảm nguy cơ hoả hoạn nè, nhất là trong mùa hanh khô
- Luôn bảo trì thường xuyên và đặt các thiết bị an
toàn ở nơi dễ tìm thấy, ví dụ bình cứu hoả, thang thoát hiểm. Đương
nhiên là bạn phải học cách sử dụng chúng rồi. Kiểm tra bình cứu hoả định
kỳ (khoảng 1 năm 1 lần) và thay thế nếu không còn sử dụng được nữa.
|
Học cách sử dụng các thiết bị an toàn nhé!
|
-
Nếu có thể, bạn hãy thiết kế sao cho phòng hoặc nhà bạn có hai lối
thoát. Nếu lối thoát hiểm phụ của nhà bạn là cửa sổ, hãy chuẩn bị sẵn
thang để có thể sử dụng ngay trong trường hợp khẩn cấp, bạn không muốn
đến lúc lửa vây tứ phía còn phải đi tìm thang hay liều mạng nhảy từ tầng
5, 6, 7 xuống mặt đất, đúng không?
- Có kế hoạch và thực hành phương án thoát hiểm khi có
trường hợp khẩn cấp với gia đình của bạn. Nếu có thể, hãy sắp xếp một
địa điểm tập họp trước cho gia đình trong trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ
không phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm mọi người trong tình cảnh tinh thần
hoảng loạn và thể xác mệt mỏi. Có thể bạn sẽ không bao giờ phải sử dụng
đến (may mắn làm sao) nhưng không ai biết trước được điều gì. Cẩn tắc
vô ưu, đúng không?
- Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp thiết bị phát hiện khói, và cũng nhớ là kiểm tra và bảo trì thường xuyên nhé!
- Lau chùi các thiết bị trong nhà định kì nhằm giảm nguy cơ hoả hoạn.
Trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất là sự sống
sót của bạn và người thân. Nhớ nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy
chính là “dừng lại, nằm sát đất, lăn tròn, che mặt lại” và không hít
khói. Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm
thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình, teen nhé.
Gaby (Theo wikiHow)
Ảnh: Interne
No comments:
Post a Comment