Đại tướng qua đời vào 18h09 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm
điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước sang
tuổi 103.
Thi hài ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở
vẫn sáng đèn trong đêm, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước
nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
|
Ngay trong đêm, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Đại tướng trên vị trí nổi bật. Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow,
nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến
tranh Việt Nam nhận xét: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật
quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.Ông là một vị tướng tự
học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì
bền bỉ tuyệt đối.
Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam. "Ông được
người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông
tấn Trung Quốc đánh giá.
Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng
Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích
quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi
để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954".
|
Ông là biểu tượng của ý chí và lòng tự hào dân tộc. Ảnh: tư liệu
|
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực
lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ
từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến
và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. |
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy
nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng
trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước
ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991).
Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế
giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn
thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến,
kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
|
Hãng tin Bloomberg đánh giá: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20". Ảnh: AFP
|
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của
ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu năm 1934 với nhà cách mạng
Nguyễn Thị Quang Thái. Hai người có một người con là bà Võ Hồng Anh
(1941-2009). Bà Hồng Anh là tiến sĩ khoa học và từng đoạt giải thưởng
Kovalevskaia
Đại tướng tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (con gái của giáo sư Đặng
Thai Mai) sau khi người vợ đầu hi sinh vào năm 1944. Ông bà có 4 người
con là Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam |
Nguyễn Hưng - Quý Đoàn - Hoàng Thùy
Những câu chuyện ấy đã được tác giả Hồng Cư tìm hiểu khi ông viết cuốn sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ". Trong
số hàng trăm cuốn sách về Đại tướng, đây là tác phẩm duy nhất phác họa
lại quãng thời gian trước độ tuổi 20 của ông (từ 1911 - 1931). "Đại
tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ" hiện đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp. Đó
là kết quả trong gần 10 năm sưu tầm tư liệu và thực hiện bản thảo của
Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Ở tuổi 85, Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại công
việc này.
"Khoảng" trống duy nhất
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 20 tuổi. Ảnh: Sở Mật thám Pháp
|
Cho tới trước khi tôi viết sách, đã có
rất nhiều học giả và nhà báo trong, ngoài nước viết về Đại tướng. Đó là
chưa kể tới hàng ngàn trang hồi ký của chính ông (do nhà văn Hữu Mai thể
hiện) bao gồm các tập Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào
quên, Chiến đấu trong vòng vây, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng
hành dinh trong mùa Xuân đại thắng. Gần như, toàn bộ các thông tin, sự
kiện và những câu chuyện lớn nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng
đều có thể tìm thấy trong những trang sách ấy. Chỉ có một “khoảng trống”
duy nhất mà các tác giả gần như không đề cập, hoặc nếu có cũng chỉ phác
qua: đó là tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng trong khoảng thời gian
cho tới năm 1931- khi ông 20 tuổi. Đó là điều dễ hiểu, bởi tư liệu trong
nước về giai đoạn này gần như không có, còn các tài liệu nước ngoài
cũng rất sơ sài.
Trung tướng Phạm Hồng Cư kể: “Trong
quân đội, kể từ 1946, tôi có nhiều năm trực tiếp làm việc dưới quyền Đại
tướng. Ý tưởng viết cuốn sách này được đưa ra từ năm 1986, tuy nhiên,
phải tới khi về hưu vào năm 1995, tôi mới thật sự có thời gian để chuyên
tâm cho công việc. Với tôi, việc viết cuốn sách này là một nhu cầu có
thật: bạn đọc Việt Nam đều yêu quý, ngưỡng mộ Đại tướng và luôn mong
được biết về cuộc đời ông một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất qua từng
mốc thời gian.
Cuốn sách ra đời năm 2004, đúng dịp kỉ
niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong 10 năm ấy, tôi đi tìm tư
liệu thực địa kết hợp với những cuộc phỏng vấn Đại tướng và người thân.
Sách khép lại vào năm 1931, khi ông được thực dân Pháp phóng thích khỏi
nhà lao Thừa Phủ và chuẩn bị rời khỏi Huế”.
Ba năm sinh khác nhau
Cuốn sách là những mảng hồi ức được
ghép lại từ nhiều nguồn. Do vậy, rất nhiều lần tôi phải bỏ công tìm và
thẩm định để có một thông tin chính xác. Chẳng hạn, có nhiều dị bản khác
nhau về năm sinh của Đại tướng: từ điển Larousse của Pháp ghi rằng đó
là năm 1911; cuốn GIAP ( xuất bản năm 1977 tại Paris) của tác giả
Boudarel và bài viết trên tờ The Sunday Times magazine của tác giả James
Fox thì khẳng định ông sinh năm 1910; còn các công bố của Jean Sainteny
thì nói rằng ông sinh năm 1912.
Xin nói thêm, các tác giả trên đều có
dẫn chứng lập luận của mình. Chẳng hạn, Jean Sainteny là đại diện của
Chính phủ Pháp sang Việt Nam đàm phán vào năm 1946 nên có trong tay
những bản điều tra của mật thám Pháp về lý lịch Tướng Giáp và các lãnh
tụ Việt Nam. Còn tác giả James Fox thì do một sự tình cờ đặc biệt, đã có
trong tay bản sơ yếu lý lịch của Đại tướng bằng tiếng Pháp được ông nộp
khi nhập học Đại học Đông Dương (Hà Nội). Hồ sơ này ghi rằng Tướng Giáp
sinh ngày 1/9/1910.
Trước những số liệu khác nhau này, tôi
chỉ có một cách xác minh duy nhất là hỏi người thân của Đại tướng. Chị
Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, cho biết ông sinh ngày 25/8/1911. Bản
thân ông cũng không nhớ năm sinh của mình, con số 1911 được xác định vì
cụ Nguyễn Thị Kiên, thân mẫu Đại tướng, nhớ rất rõ rằng con mình tuổi
Hợi (Tân Hợi). Bà cũng nhớ rõ ngày sinh của ông, có điều là nhớ theo
“lịch âm” nên gia đình phải nhờ học giả Trần Văn Giáp tính lại và “quy
đổi” thành ngày dương lịch 25/8.
Khi biết lập luận này, một số nhà
nghiên cứu quốc tế đã đồng tình với tôi. Họ nói: trên đời, chắc chắn chỉ
có một người duy nhất không bao giờ nhớ sai ngày sinh của con, đó là
người mẹ. Rất tiếc, gia đình không có một lá số tử vi nào của Đại tướng
nên không tính được giờ sinh của ông. Trường hợp bản lý lịch tại Đại học
Đông Dương của Đại tướng có thể giải thích bằng việc chủ động khai tăng
tuổi khi đi học, vốn khá phổ biến với nhiều sinh viên thời đó.
Thi trượt Trường Quốc học Huế
Khi viết sách, tôi có một số lần tiếp
xúc trực tiếp với Đại tướng. Ở độ tuổi gần 90 khi ấy, trong trí nhớ của
Đại tướng vẫn còn lưu giữ rất nhiều mảnh ký ức liên quan tới tuổi trẻ
của mình. Rất nhiều câu chuyện sẽ chẳng ai biết nếu ông không kể lại.
Chẳng hạn, đó là việc ông học rất giỏi thậm chí là đỗ đầu kì thi tốt
nghiệp bậc sơ học (certificat d’étudé primaires) ở tỉnh Quảng Bình.
Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi lên bậc trung học, ông lại thi trượt kì
thi vào Trường Quốc học Huế. Vậy là ông phải khăn gói lên Huế ôn thi một
năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924.
Cần nhớ rằng giáo dục thời Pháp khi đó
rất khắt khe, Trường Quốc học Huế chỉ tuyển có 90 học sinh cho 12 tỉnh
miền Trung. Khi tôi hỏi vì sao trượt, Đại tướng lắc đầu cười bảo không
biết. Tôi nghĩ vui trong bụng rằng đó là bài học duy nhất trong đời của
Đại tướng về tính chủ quan, điều sẽ không bao giờ lặp lại khi trở thành
một vị tướng trận mạc sau này.
Cũng chính Đại tướng kể cho tôi nghe
việc khi còn là thanh niên, ông từng khước từ ý định cầu hôn của một gia
đình Bá hộ trong làng. Gia đình này muốn gả con gái cho ông, đồng thời
hứa cho ruộng cho nhà. Nhưng thân mẫu ông thì thương con nên không ép.
Khi đó, ông đã tham gia phong trào yêu nước và từng bị đuổi học vì tổ
chức bãi khóa ở trường Quốc học trong chuỗi hoạt động hưởng ứng để tang
cụ Phan Chu Trinh.
Trong những câu chuyện của mình, Đại
tướng nhắc nhiều tới những gương mặt mà ông yêu quý khi còn trẻ. Ông kể
về việc nhiều lần cùng học sinh Quốc học tới nhà riêng để thăm cụ Phan
Bội Châu. Cụ Phan rất thương ông, thường xuyên cho mượn sách và nói: Khi
nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp. Về cha mình, cụ Võ Quang
Nghiêm, Đại tướng kể ông là người sống giản dị, sáng nào dậy cũng ăn ba
bát cháo hoa với cà và gọi là “sâm của nhà nghèo”. Sau kháng chiến toàn
quốc, cụ bị thực dân Pháp bắt giam tại Huế và mất trong tù, phải sau năm
1945 gia đình mới tìm được hài cốt.
Đôi mắt sáng và thông minh
Tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng gắn
liền với 2 tỉnh Quảng Bình và Huế. Khi đi khảo sát tư liệu, tại quê
hương ông, rất nhiều cụ già trong vùng vẫn còn lưu giữ các câu chuyện
được truyền từ đời này sang đời khác về gia đình và dòng họ của Đại
tướng. Theo đó, ông ngoại của Đại tướng từng tham gia phong trào Cần
Vương thời vua Hàm Nghi. Ông nội Đại tướng mất rất sớm, mãi tới đầu thế
kỉ 21, những người yêu mến Đại tướng trong vùng mới giúp gia đình tìm
thấy mộ của cụ.
Một phần lớn câu chuyện, tôi bắt đầu
bằng việc hỏi chị Đặng Bích Hà. Cũng chỉ có nhờ chị Hà, tôi mới có may
mắn được tiếp cận với một số kỉ vật riêng của gia đình, chẳng hạn như
ảnh thờ của song thân Đại tướng, một số lớn thư từ được viết trong chiến
tranh. Đặc biệt, tôi có may mắn được gặp thân mẫu Đại tướng tại nhà
riêng ở Hà Nội trước khi cụ mất vào năm 1961. Khuôn mặt Đại tướng đặc
biệt rất giống mẹ, nhất là đôi mắt sáng và thông minh. Điều này làm tôi
nhớ tới lời nhận xét của nữ ký giả phương Tây là bà Orian Fallaci rằng
đó là cặp mắt thông minh nhất mà tôi từng thấy.
Ngoài chị Hà, tôi cũng có thời gian
tiếp xúc với ông Võ Thuần Nho, em ruột Đại tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ
Giáo dục Việt Nam. Những câu chuyện về gia đình, họ hàng Đại tướng chủ
yếu là do ông Nho kể. Theo đó, tôi được biết là gia đình Đại tướng có
tất cả 7 anh chị em, trong đó 2 người mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2
người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau năm 1954, ngoài 2
anh em trai Đại tướng, trong nhà chỉ còn lại cô út là bà Võ Thị Lài,
sau này làm nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.
Theo Thể thao & Văn hóa
No comments:
Post a Comment