"Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy, Ta có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương"


"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"

"Khi đối mặt với khó khăn, hãy nhớ rằng những thử thách không phải để hủy hoại bạn mà là để khuyến khích và khiến bạn mạnh mẽ hơn."Studs tổng hợp

"Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc"

“Không phải chỉ có đàn ông mới chinh phục thế giới” Lưu Hiểu Khánh

“Thành công là thuốc bổ tốt nhất dành cho phụ nữ” Lưu Hiểu Khánh

"Khi bạn còn tự tin ở mình thì người khác vẫn còn tin bạn"

Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!

Thử thách của thành công không phải là ở chỗ ta làm gì khi ở đỉnh cao

Mà là khả năng vươn lên mức nào sau khi đã rơi tận đáy.

George S.Patton

Một trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống là thời khắc hiện tại, không phải là thời khắc cam go và nghiệt ngã. Hãy ghi khắc điều này trong tim để từng ngày qua đi sẽ là ngày tốt đẹp nhất trong năm

Ralph Waldo Emerson

…Từ bầu trời, mặt đất, một hình dáng vụt qua cho đến mảnh báo cũ hay tơ nhện, chúng ta phải chọn ra cái tốt nhất cho mình ở nơi ta có hể tìm thấy nó.

Pablo Picasso

Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính từ những điều mà chúng ta cho đi

Winston Churchill

Tôi đã phát hiện ra bí mật rằng sau khi leo lên đỉnh ngọn đồi, người ta sẽ thấy những ngọn đồi khác. Tôi nghỉ ngơi ở đó một lát, quan sát khung cảnh huy hoàng quanh tôi, nhìn lại quãng đường tôi đã vượt qua. Nhưng tôi chỉ nghỉ một lát thôi, sự tự do trở thành trách nhiệm, tôi không nán lại, vì đoạn đường vẫn chưa kết thúc.

Nelson Mandela, cựu tổng thống Nam Phi,

Hình ảnh mà bạn hình dung về tương lai, trong mọi hoàn cảnh, đều có giá trị lớn hơn nhiều so với sự hồi tưởng của bạn về quá khứ.

Michael Korda

Có một số bằng chứng cho thấy người nào ít gặp may mắn lúc đầu đời sẽ có cơ hội thành công hơn những người ngay từ đầu đã có được mọi thứ. Sở dĩ như vậy là vì người ít may mắn phải cố gắng nhiều hơn và nỗ lực nhiều hơn để bảo đảm thành công.

Krisana Kritmanorote

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình bất tận

Chúng ta phải học hỏi và phát triển

khi qua mỗi khúc quanh của cuộc đời.

Trên con đường đó, đôi khi chúng ta vấp ngã,

Nhưng luôn hướng đến điều tốt đẹp nhất trong chúng ta.

Gerald L.Coffee

Chúng ta cứ làm như thể những tiện nghi xa hoa là một đòi hỏi tất yếu và sẽ mang lại ý nghĩa trong cuộc sống chúng ta! Trong khi đó, tất cả những gì ta cần để cho cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa, chính là có một điều gì đó để mà thực sự say mê, thực sự tâm huyết.
Charles Kingsley

Nếu trong bạn trước giờ vẫn chưa có được ngọn lửa đam mê thắp sáng, thì bạn phải thổi bùng nó lên.


Vince Lombardi

Thế giới thuộc về những ai sống có nhiệt huyết, say mê và có khát vọng cháy bỏng.

Ralph Waldo Emerson

“Hãy mạo hiểm những gì đã được tính toán kỹ. Điều này khác xa so với sự liều lĩnh.”

Tướng George S. Patton, Jr.

“Sống với mạo hiểm có nghĩa là vượt ra khỏi lối mòn, nhảy xuống khỏi vách núi và tạo cho mình đôi cánh để có thể bay lên cao hơn.”

Ray Bradbury

“Vấn đề tinh tế khó nhận ra nhất là ở chỗ, nếu bạn không dám mạo hiểm gì cả, thì cuộc sống của bạn đang ở mức mạo hiểm cao nhất đấy.”

-EricaJong

“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn hãy luôn là chính mình.” – Buckaroo Bonzai

“Một người có thể thành công ở hầu hết mọi lĩnh vực mà anh ta thể hiện lòng nhiệt tình vô hạn.” - Saclơ Suýt

“Cần nhớ là chúng ta tồn tại để làm gì và chúng ta đang cố đạt tới cái gì” - Gie-xin-ski

“Khi đặt một mục tiêu, đừng đặt thấp hơn khả năng của bạn. Ít người đạt được mục tiêu cao hơn mục tiêu họ đặt ra.” - Patricia Harris

“Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay.” - Ngụ ngôn Pháp

“Gieo hành vi bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận.”– Khuyết danh

“ Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên.” - Tuân Tử

“Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã.” - M.A.Carrera

“Sự thành công cho ta thấy một mặt của cuộc đời. Thất bại cho ta thấy nốt mặt kia của nó.” - T.Catôn

“ Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.” - Tônxtôi

“Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ với bạn thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được.” - Xta-ni-lap-xki

“Loài người thích chinh phục những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông bất tận, và cả vũ trụ bao la. Thế nhưng, có mấy ai khám phá được hết bí ẩn trong chính con người mình.” - St. Augustine




HOME PAGE

TIN TỨC TỔNG HỢP


Mọi ý kiến đóng góp, quảng cáo và bài vở cho Vietsanhbuoc, mong bạn đọc gửi về hộp thư :

tramtphan@gmail.com





CÔNG TY TÀI CHÁNH HÀNG ĐẦU NƯỚC MỸ ĐANG TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN BẢO HIỂM VÀ CỐ VẤN TÀI CHÁNH VÀ ĐẦU TƯ (LIFE INSURANCE, FINANCIAL PLANNING AND INVESTMENT) CÓ ĐÀO TẠO CÁC KHÓA HỌC MIỂN PHÍ

XIN LIÊN LẠC CÔ TRÂM: 503 734 6247

Mọi người thường không quan tâm đến Bảo Hiểm Nhân Thọ vì Bảo hiểm Nhân Thọ là sản phẩm chỉ mua khi không cần, còn khi cần rồi thì không thể mua được.
Các bạn hãy tiết kiệm khoảng 1% thu nhập của mình để mua Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp tinh thần mình được thoải mái, an tâm về tài chính cho những người thân yêu.
Các bạn muốn bảo vệ gia đình mình với những điều không ngờ xảy ra,muốn để dành tiền cho con học Đại Học, muốn để dành tiền về hưu, muốn có tiền thu nhập cố định khi về già, muốn đầu tư số tiền nhỏ trong tay, các bạn không biết làm gì, xin liên lạc chuyên viên cố vấn tài chánh Cô Trâm: 503 734 6247
Hy vọng được phục vụ các bạn.








TIN NONG MOI NGAY

TIN NONG MOI NGAY



Saturday, December 28, 2013




Căn lều trong bụi cây của 3 người đàn ông
Hà Nội


Anh Vũ Văn Toàn cùng 2 người đàn ông khác dựng 3 túp lều giữa bụi cây rậm rạp trên đê Bưởi (Hà Nội) làm nơi trú ngụ. Chính quyền địa phương kiểm tra, họ xin tự tháo dỡ trước ngày 28/12.
"Tôi xin tự dỡ lán tạm đang ở trước ngày 28/12/2013. Nếu không, đề nghị ủy ban phường tháo dỡ, tôi không có ý kiến gì", anh Toàn (tên thường gọi là Nam) viết trong biên bản.
leu-2-2475-1388150447.jpg
Do khuất dưới những tán cây nên người đi đường ít để ý sự có mặt của những căn lều này. Mấy ngày qua, anh Toàn và anh Tuấn không dám về lều sớm vì muốn tránh sự thăm hỏi của mọi người. Ảnh: Bình Minh.
Theo ông Đào Trường Quảng, Phó chủ tịch phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội), sáng 27/12, UBND phường đã phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Công an phường đến kiểm tra những trường hợp dựng lều lán khu vực đầu dốc đường Bưởi.
Lúc đoàn tới, khu vực này có lều tạm của 3 người đàn ông, song chỉ 2 người "ở nhà". Trong đó, có ông Trương Ngọc Tuất, 67 tuổi, hộ khẩu thường trú phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Ông Tuất có hai người con và hiện tại đã bỏ vợ. Hai trường hợp còn lại là anh Toàn (30 tuổi) ở xã Yên Phúc (Yên Mỹ, Hưng Yên) và anh Tuấn (34 tuổi), bị câm đã bỏ lều đi 2 ngày nay.
Cả 3 trường hợp trên đều làm nghề thu nhặt phế liệu, dựng lán tạm tại đê Bưởi, đường ven sông Tô Lịch để cư trú. Anh Toàn và anh Tuấn không có tạm trú, tạm vắng tại đây. Sau khi bị lập biên bản, ông Tuất có nguyện vọng xin vào trung tâm bảo trợ xã hội, còn anh Toàn cam kết sẽ dỡ bỏ lều lán trước ngày 28/12. Tối 27/12, anh Toàn đã tự tháo dỡ và đốt lều.
Nhiều ngày nay, hình ảnh về cuộc sống của 3 người đàn ông trong những căn lán rách rưới được cộng đồng chia sẻ. Nhiều nhóm tình nguyện đã mang đồ ăn, quần áo và chăn ấm tới tặng họ. Sợ bị phường đuổi và gia đình biết hoàn cảnh sống, anh Toàn và anh Tuấn giấu tên, địa chỉ thật với những người đến chia sẻ. 
leu-1-6250-1388150447.jpg
Căn lều tạm bợ của anh câm gồm nhiều thứ nhặt nhạnh từ những vật dụng bỏ đi. Ảnh: Bình Minh.
Hàng ngày cứ hơn 19h tối, 3 chiếc lều bạt lụp xụp căng tạm vào những cành cây "buông rèm". Nghe tiếng gọi, người đàn ông đang co ro trong căn lều buộc chặt tối om định bỏ chạy. Được xem là đẹp nhất so với hai lều còn lại, lều anh Toàn có một chiếc dát giường và màn. Quần áo của "chủ nhà" được hong khô trên bếp lửa. Bình thường, những hôm giá lạnh, anh hay cùng 2 người kia ngồi trên chiếc salon rách nát bên ngoài sưởi lửa.
Anh Toàn cho hay vừa đi làm về lúc 18h tối nhưng chưa vào lều luôn mà đứng ngoài một lúc mới buộc cửa nằm im. Chỉ sang căn lều sơ sài có chiếc salon làm giường và tấm bạt vắt ngang che mưa, nắng, anh Toàn cho biết, hàng xóm chắc giờ này vẫn đang trốn ở bến xe buýt nào đó, 24h đêm mới về.
Theo anh Toàn, xóm lều có 3 người đàn ông sống chui rúc đã 3 năm nay. Công việc chính của họ là đi nhặt phế liệu, ve chai khắp thành phố rồi mang về khu vực gần lều phân loại rồi chở bằng xe đạp tới nơi thu mua đồng nát bán. Mỗi ngày, họ kiếm được khoảng 40.000 đến 50.000 đồng.
"Nếu nhặt ở gần, buổi trưa tôi về nấu cơm ăn cùng anh Tuấn. Hôm nào đi xa, tôi ăn tạm thứ gì đó rồi tối về mới ăn một thể. Tiền ăn cũng mất khoảng từ 10.000 đến 15.000 đồng một ngày", anh Toàn nói.
"Bếp ăn" đặt gần lều người đàn ông câm là vài cục gạch kê vào nhau, cạnh đó có ấm đun nước, nồi cơm tận dụng từ những lần đi nhặt phế liệu, bình nước nấu ăn và gia vị. Gần nơi anh câm nằm, cốc bã chè, nồi, bát, sách báo la liệt bẩn thỉu.
leu-4-3735-1388150447.jpg
Bếp và vật dụng nấu ăn của những người đàn ông sống ở đây được tận dụng từ những lần nhặt nhạnh phế liệu. Ảnh: Bình Minh.
Kế bên lều anh Tuấn là nơi tá túc của ông Tuất. Căn lều tồi tàn được che đậy từ bất kỳ vật dụng nào bỏ đi. Ông lão với mái tóc bạc, khoác trên người bộ quần áo nhem nhuốc đã không còn minh mẫn, thỉnh thoảng lại giơ tay chào người đi đường và huyên thuyên kể chuyện chiến tranh. Không còn khỏe, ông Tuất kiếm được ít hơn nên bữa ăn thường đạm bạc, đôi lúc chỉ là cốc bia cho qua bữa.
Nhắc đến hai người bạn hàng xóm, anh Toàn tâm sự, ai cũng có nỗi niềm riêng. Anh Tuấn đã có vợ, con ở quê. Con còn nhỏ nên anh tranh thủ ra Hà Nội kiếm thêm. Tiền kiếm được chẳng đáng là bao nên anh ít về nhà. Thi thoảng ở quê lên, anh lại được vợ chuẩn bị cho một bọc quần áo. Vợ và gia đình cũng không biết hiện tại anh phải sống trong bụi cây.
Kể về hoàn cảnh của mình, anh Toàn cho biết cách đây ba năm lên Hà Nội sau khi gia đình riêng gặp chuyện buồn và được anh Tuấn rủ về sống ở xóm lều. Từ đó, xóm "đông đúc" với 3 căn lều căng tạm vào cành cây. Không có nước sạch sinh hoạt, cả ba xin hoặc mua nước đóng vào chai để dùng dần. Khi nào muốn giặt giũ quần áo, 3 người lại mang ra hồ Tây gần đó. Không có điện cũng chẳng thắp nến, khi nào muốn "giải trí", họ ngồi ngắm đường và người qua lại.
Nhớ lại những ngày đầu về sống ở đây, anh Toàn chia sẻ, ban ngày thường phải gỡ bạt ra, ban đêm mới dám căng lại vì sợ dân phòng phát hiện. Mùa hè, lều nóng bức và nhiều muỗi, còn mùa đông mưa phùn lạnh buốt. Hôm oi bức, nước sông Tô Lịch bốc mùi cùng với mùi rác rưởi, xú uế xung quanh, còn những ngày lạnh, gió rít lách qua chỗ bạt hở khiến người nằm bên trong không ngủ được.
"Do khu này rậm rạp nên nghiện thường vào đây chích hút. Có lần nửa đêm, tôi và anh câm phải dậy để đuổi chúng đi. Đi làm về mệt, ngủ say quá, trộm còn lẻn vào lều lấy mất chiếc xe đạp mặc dù tôi đã khóa hẳn hai bánh", anh Toàn kể.
Giải thích cho lý do bám lều, anh Toàn bảo ở nhà trọ vừa tốn tiền lại không có chỗ để phế liệu. Hơn nữa, "sống đâu quen đấy" khiến ba người đàn ông không muốn chuyển đi chỗ khác. Đã 3 năm nay anh Toàn chưa về nhà vì vợ con chẳng còn ai. Là con thứ hai trong gia đình có 4 anh em, anh từng đi bộ đội rồi về làm công nhân nhà máy, nhưng công việc không thuận lợi, chán nản, anh bỏ nhà đi. Mỗi lần người thân gọi điện hỏi thăm, anh đều nói mình vẫn ổn và sống tốt.
Chỉ vào chiếc chăn lông được một nhóm từ thiện tặng, anh Toàn tỏ ra áy náy: "Cảm ơn đã tặng chăn cho tôi, nhưng tôi vẫn còn sức khỏe và kiếm tiền được nên cũng chưa cần mọi người hỗ trợ. Bây giờ nếu bị đuổi khỏi đây, chúng tôi cũng chưa biết ở đâu", anh Toàn nói.

No comments:

Post a Comment