Bệnh gout có mối liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.
Những năm gần đây bệnh gout gia tăng rất nhanh. Cùng với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì... thì bệnh gout đã trở nên rất thường gặp. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những nguyên nhân chính làm cho bệnh gout gia tăng trên toàn thế giới, điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi về lối sống, các điều kiện kinh tế xã hội như tăng tiêu thụ bia và rượu trong cộng đồng; tăng sử dụng các thức ăn giàu purine; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như đái đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và béo phì.
Chế độ ăn uống:
Gout là bệnh lý có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa purine, nhưng hiện nay về cơ chế tại sao gây rối loạn chuyển hóa thì chưa được rõ. Tuy nhiên, nhiều khả năng là do những rối loạn tại gene. Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp a xít uric và/hoặc giảm thải a xít uric ra ngoài, gây tăng a xít uric trong máu. Bệnh gout có một hoặc nhiều biểu hiện như sau: viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn gout cấp; có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp; xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai; có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết nếu được chú ý từ đầu: thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp; thường bắt đầu vào cuối những năm 30 tuổi, và đầu những năm 40; khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày.
Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não như cổ cứng, nôn ói... Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên tục không rõ đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...
Phòng ngừa bệnh gout
Để phòng ngừa bệnh gout, không uống nhiều rượu mạnh; hạn chế thức ăn chứa nhiều purine như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách), óc, hột vịt lộn, hột gà lộn, trứng cá, các loại thực phẩm biển; cũng nên hạn chế mỡ động vật, đường, thức ăn giàu chất đạm (chỉ ăn dưới 200 gr thịt nạc mỗi ngày), không ăn nhiều các loại đậu hạt, măng tây, sô cô la, ca cao, trà, cà phê... Bên cạnh đó, cần ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc từ lá sa kê; dùng thường xuyên các loại ngũ cốc, sữa.
Cần tăng cường vận động thể lực như luyện tập thể dục thể thao để chống béo phì, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột...
9 Cách thải độc tố cho cơ thể một cách tự nhiên
Đồ ăn và thức uống chúng ta dùng hàng ngày có chứa nhiều độc tố không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu thải ra, các độc tố này sẽ tích tụ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các chị em không nên quá lo lắng, xin mách bạn một số cách dưới đây giúp thải độc cho cơ thể.
1. Uống nước
Nước lọc là thức uống thải độc tốt nhất, nó làm pha loãng độc tố và có thể đưa độc tố ra ngoài cơ thể theo tuần hoàn máu. Vì thế nhất định phải uống 8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống một cốc vào sáng sớm.
2. Vận động để đổ mồ hôi
Da cũng là cơ quan thải độc quan trọng của cơ thể. Chẳng hạn như khi bạn bị cảm lạnh, mọi người thường khuyên nên uống nhiều nước, đắp chăn để ra mồ hôi. Vận động nhiều, đổ nhiều mồ hôi có thể để nhanh chóng thải độc tố ra ngoài.
3. Khóc
Đối với phụ nữ, đặc biệt là những người hay khóc, tác dụng thải độc bằng cách khóc được phát huy một cách rất tinh tế. Các chuyên gia y học đã chứng minh, nước mắt chứa một lượng lớn chất có hại gây bất lợi cho sức khỏe. Những người ít khóc có thể xem những bộ phim truyền hình cảm động hoặc thái hành tây để cho tuyến lệ vận động ít nhất mỗi tháng một lần.
4. Uống nước chanh
Muốn khoẻ mạnh, bạn phải giữ cho chất dịch lưu thông trong cơ thể đều đặn để "lau chùi" các cơ quan. Thực phẩm được coi là "chất siêu tẩy rửa" cho cơ thể chính là chanh. Chanh rất giàu vitamin C, giúp chuyển hóa các độc tố thành nước có thể hòa tan để mau chóng thải ra khỏi cơ thể.
5. Ăn mộc nhĩ đen
Thực phẩm này có tác dụng giải độc. Ngoài ra nó còn có khả năng kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể.
Mộc nhĩ đen không những chỉ có tác dụng nâng cao sức miển dịch, có nhiều chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật hoặc những viên sỏi kết tụ trong cơ thể.
6. Ăn các món từ đậu xanh
Mùa hè chúng ta thường ăn chè đậu xanh, để giúp thanh nhiệt giải độc. Nhưng thực ra, đậu xanh có tác dụng "giải độc" rất tốt với các triệu chứng như ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm… nên đừng bỏ qua đậu xanh nếu bạn muốn giải độc cho cơ thể vào bất kì thời gian nào trong năm nhé.
Ngoài ra, đậu xanh còn có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất các chất độc hại trong cơ thể, thải độc ra ngoài cơ thể.
7. Ăn tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa chất allicin, một dạng của sulfur có tác dụng thanh lọc, thải độc cho gan nhanh chóng. Những dưỡng chất kỳ diệu của tỏi có thể giúp lá gan thanh lọc cả những kim loại nặng như thủy ngân và chì, thường có nhiều trong những loại phụ gia thực phẩm.
Những kim loại này nếu tích tụ nhiều và lâu trong gan sẽ gây nên tình trạng tổn thương gan, tăng nguy cơ ung thu gan.
8. Ăn cần tây
Cần tây chứa nhiều cellulose, có thể thúc đẩy nhu động ruột, thải độc tố ở phân. Đồng thời còn có khả năng lọc máu vì loại tinh dầu trong loại thực phẩm này có tính kháng khuẩn rất mạnh. Người mới ốm dậy nên dùng cần tây để "thanh lọc" cơ thể.
9. Ăn cà rốt
Cà rốt chứa nhiều chất carotine nên có thể thải loại độc tố. Cà rốt càng tươi thì khả năng khử độc càng mạnh. Bạn có thể dùng nước ép cà rốt trộn với mật ong để làm tăng hương vị và khả năng giải độc.
Những thực phẩm cần tránh
Để giảm tình trạng khó chịu này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp với bệnh, ngăn sự phát triển của bệnh. Những thực phẩm cần tránh là loại thực phẩm tăng acid uric. Purin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và theo thời gian nó sẽ hình thành acid uric. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:
1. Thịt đỏ, thịt bò và nội tạng bò
- Thịt bò và nội tạng bò như gan, thận hoặc lòng bò chứa lượng purin rất cao, nên bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này để phòng tránh bệnh gout. Những thực phẩm có vỏ và loại thực phẩm chứa protein cao cũng sẽ gia tăng nguy cơ bệnh gout.
2. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: rượu
Thực phẩm Gout cần tránh: rượu
Tránh rượu để có thể hỗ trợ phòng chống bệnh gout, mức purine trong rượu bia có thể gây bùng nổ bệnh gout. Rượu làm giảm khả năng cơ thể bài tiết axit uric và tăng sự phát triển của bệnh Gout.
3. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: Vitamin C
Những thực phẩm chứa lượng Vitamin C cao có thể gây ra sự gia tăng sản xuất acid uric. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh gout hoặc từng bị bệnh gout thì cần có ý kiến của bác sĩ khi dùng các loại thuốc viên Vitamin C hoặc những thực phẩm chứa lượng vitamin C cao.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout
1. Bổ sung nước.
- Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout.
2. Tăng cường thực phẩm chữa ít purine.
Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả cherry và rasberry được các chuyên gia khuyên nên dùng.
Những thực phẩm tốt cho bệnh gout
Nếu bạn bị bệnh gout, cần hạn chế rượu và bánh mỳ, vì nó có thể làm tăng các tinh thể acid uric ở các khớp xương, gây đau, sưng và viêm. Hạn chế ăn các loại hải sản, thịt đỏ vì nó chứa nhiều chất Purine sẽ bị phân hủy thành acid uric trong cơ thể. Các món ăn tốt cho bệnh gout:
1.Soup Cà rốt, khoai lang và rau củ cải
Các loại rau củ xay nhuyễn là thực phẩm rất tốt cho bệnh gout. Cà rốt, khoai lang và một số loại rau sẽ giúp giảm chất purine, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của bệnh.
2. Salad rau củ quả
Trộn táo, nho, cần tây, và quả óc chó sẽ thành món salad ngon mà rất tốt cho bệnh gout. Món này cung cấp chế độ ăn gồm các loại rau, hạt chứa chất axit malic, giúp giảm chất purine, chống lại bệnh gout.
3. Cà tím và cà chua tốt cho bệnh gout
Cà tím và cà chua là thực phẩm chứa lượng purine thấp. Bạn thể làm món salad cà chua, cà tím và một chút pho mát giúp trung hòa acid uric rất tốt cho bệnh gout.
4. Thịt gà ta và Vịt
Mặc dù, chế độ ăn cho bệnh gout thì thịt thường ít được nhắc đến. Tuy nhiên, bạn không phải tránh nó hoàn toàn, bạn có thể sử dụng thịt gà, thịt vịt, là nhóm thịt chứa ít purine hơn các loại thịt đỏ, hay thịt lợn, gà tây. Gà rang với chanh là món ngon và dễ ăn lại rất tốt cho bệnh gout.
Tổng hợp từ Bs. Hồ Văn, Health, Arthritis
Lược dịch
No comments:
Post a Comment