Thảm kịch
Vụ án một cô gái người Canada gốc Việt thuê sát thủ giết hại cha mẹ từng khiến dư luận rúng động suốt thời gian dài. Thế nhưng, những tình tiết mới về vụ án chỉ mới được tiết lộ vào tuần trước...
Vào tháng Một vừa qua, phiên tòa xét xử Jennifer Pan (28 tuổi, 1 người Canada gốc Việt) khi cô thuê sát thủ về giết hại chính cha mẹ mình đã kết thúc với mức án 25 năm tù giam dành cho Pann cùng 2 đồng phạm. Trong khi đó, 1 nghi phạm khác do chối bỏ mọi hành vi phạm tội nên sẽ được xét xử trong 1 phiên tòa khác.
Mặc dù những người gây ra tội ác đã phải chịu hình phạt thích đáng thế nhưng câu chuyện về thảm kịch của gia đình người Canada gốc Việt mới được phóng viên Karen Ho của tạp chí Toronto Life công bố. Trong bài báo này, phóng viên Karen Ho đã khai thác mọi ngóc ngách trong câu chuyện từ những người bạn học của Pan và hồ sơ tòa án. Sự thật khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng.
Chân dung cô gái Canada gốc Việt thuê sát thủ sát hại cha mẹ mình.
Đối với cha mẹ, Jennifer Pan (28 tuổi) từng được coi là cô con gái "vàng" của gia đình. Cô gái trẻ người Canada gốc Việt sống ở thành phố Markham, phía bắc Toronto, từng là sinh viên hạng A tại một trường Công giáo, sau đó, cô giành được học bổng và sớm được nhận vào đại học.
Theo đúng mong ước của cha, Pan tốt nghiệp ngành dược uy tín của Đại học Toronto và nhanh chóng tìm được một chỗ tại phòng thí nghiệm máu của bệnh viện SickKids.
Những thành tích trong suốt quá trình học tập của Pan luôn khiến cha mẹ, bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan tự hào. Là những người nhập cư từ Việt Nam và làm công nhân trong 1 nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, cặp vợ chồng trung niên tỏ ra vô cùng vui sướng khi con cái có được tương lai tươi sáng mà bản thân họ không thể có được.
Bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan.
Thế nhưng, tất cả những thành tích xán lạn mà Pan đạt được chỉ là kết quả của 1 màn kịch dối trá chuyên nghiệp. Trên thực tế, Pan đã không hoàn thành chương trình trung học hay theo học Đại học Toronto như những lời đã nói với cha mẹ. Pan giả mạo mọi giấy tờ từ báo cáo, thư từ, học bổng, bảng điểm đại học… để tạo ra hình ảnh 1 đứa con hoàn hảo.
Trong bài báo của mình, phóng viên Karen Ho có viết ngôi trường trung học mà Pan theo học là môi trường lý tưởng cho 1 học sinh như cô. Tại đây, cô có thể dễ dàng kết bạn với những chàng trai, cô gái châu Á, người da trắng, vận động viên, mọt sách, người ham mê nghệ thuật… Ngoài giờ học, Pan còn được bơi và luyện võ wushu.
Thế nhưng, phía sau vỏ bọc ấy là 1 góc khuất trong con người cô gái trẻ. Có những vết cắt trên cánh tay của Pan cho thấy sự bất ổn, trầm cảm và ngượng ngùng, phóng viên Ho tiết lộ.
Pan chưa bao giờ vào đại học. Cô cũng chưa bao giờ tốt nghiệp trung học.
"Cha mẹ Pan luôn nghĩ rằng con gái họ là sinh viên hạng A. Nhưng thực tế, cô gái trẻ chỉ toàn được điểm B", phóng viên Karen Ho viết.
Với nhiều học sinh, điểm B cũng là 1 thành tích rất đáng ghi nhận tuy nhiên trong ngôi nhà nghiêm khắc như của Pan, thành tích đó là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, Pan phải làm giả kết quả học tập hết lần này đến lần khác.
Thực ra, với thành tích học tập hạng B, Pan đã sớm được nhận vào trường Đại học Ryerson ở Toronto nhưng do trượt môn Toán trong kỳ thi cuối cấp nên cánh cửa đại học đã đóng lại. Nỗ lực giấu nhẹm kết quả học tập trung học, Pan nói dối cha mẹ rằng mình sẽ bắt đầu đi học Đại học Ryerson vào mùa Thu. Cô dự định sẽ học 2 năm chuyên ngành khoa học, sau đó sẽ học lên chương trình dược của Đại học Toronto, đúng như kỳ vọng của cha.
Với thành tích học tập cũng như dự định của con, cha của Pan tỏ ra vô cùng mừng rỡ. Ông đã mua cho con gái 1 chiếc máy tính xách tay trong khi đó, Pan cũng thu thập các loại sách tham khảo về đúng chuyên ngành mình theo học để nghiên cứu.
Đúng như kế hoạch, vào tháng Chín năm đó, Pan đã giả vờ đi học tuần đầu tiên của sinh viên năm nhất tại Đại học Ryerson. Thậm chí lúc này, cô còn đi vay tiền để lừa bịp cha mẹ rằng mình đã nhận được học bổng trị giá 3.000USD. Sau 2 năm học hành chăm chỉ, Pan tiếp tục giả vờ chuyển trường tới Đại học Toronto. Vào ngày lễ tốt nghiệp, Pan nói dối với cha mẹ rằng do không có đủ vé nên cha mẹ cô không thể tham dự.
Đến lúc này, cha mẹ Pan mới bắt đầu tỏ ra nghi ngờ. Họ bắt đầu theo dõi và tra hỏi Pan. Sau khi cô con gái thú nhận toàn bộ sự thật, không khí gia đình bắt đầu trở nên căng thẳng.
Cha mẹ của Pan đã nuôi dạy cô và anh trai, Felix, đồng thời, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan trọng tối thượng của sự thành công trong học tập, bởi vậy, họ hạn chế mọi hoạt động vui chơi của con cái để tập trung cho việc học hành. Ngoài những hoạt động ngoại khóa ở trường như trượt băng nghệ thuật, chơi piano, học vẽ và bơi thì Pan bị hạn chế mọi hoạt động vui chơi cùng bạn bè. Với quy định nghiêm ngặt của cha mẹ, Pan cũng không được phép hẹn hò với người yêu Daniel Wong.
Khi phát hiện ra sự thật và cho rằng con gái là "1 đứa trẻ hư", họ bắt đầu áp đặt những cấm đoán nghiêm khắc hơn: Không điện thoại, không máy tính... Quá tù túng, Pan bắt đầu nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt hơn biết bao nếu không có cha mẹ. Và với sự giúp đỡ của Daniel, Pan đã lập kế hoạch giết cha mẹ để thoát khỏi cuộc sống cầm tù trong chính ngôi nhà của mình.
Tình tiết về vụ án mạng xảy ra trong gia đình Pan được hé lộ, khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Sau khi cố tình dàn dựng hiện trường là 1 vụ trộm cắp, Pan còn đóng giả là 1 nhân chứng tuyệt vọng khi 3 người đàn ông được cô thuê (gồm David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty) ra tay bắn chết mẹ và làm trọng thương cha mình. Sau khi mọi chuyện hoàn tất, Pan thậm chí còn gọi điện báo 911 để kịch bản được hoàn hảo hơn.
Sau những cuộc điều tra tích cực suốt 2 tuần, cuối cùng, sự thật cũng được hé lộ. Cảnh sát cho biết người đứng sau vụ giết người dã man không ai khác lại chính là cô con gái duy nhất trong gia đình, Jennifer Pan.
Tại phiên tòa xét xử, Jennifer Pan cùng Wong, Crawford và Mylvaganam đã bị kết án 25 năm tù giam. Trong khi đó, Carty sẽ được xét xử trong 1 phiên tòa khác vì nghi phạm này một mực chối bỏ mọi cáo buộc.
Sau khi câu chuyện gia đình Pan được hé lộ, rất nhiều người đã lên tiếng chỉ trích hành động và sự thiếu suy nghĩ của cô gái trẻ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng việc tạo áp lực quá lớn cho con cái cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến những đứa trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm, không kiểm soát được bản thân.
(Nguồn: Washingtonpost)
Jen viết trên Facebook: “Sống trong nhà này giống như bị quản thúc” hay “Không ai biết mọi thứ về tôi… Tôi thích là người bí ẩn”.
Cuối cùng thì Jen cũng đăng ký học nốt môn tính toán để có thể tốt nghiệp phổ thông. Bố mẹ yêu cầu Jen nộp hồ sơ vào đại học, rằng cô vẫn có thể trở thành một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm hoặc một y tá, đồng thời yêu cầu cô cắt mọi liên lạc với Daniel.
Jen phản đối yêu cầu của bố mẹ, nhưng Daniel cảm thấy mệt mỏi vì cứ phải lén lút yêu đương với cô. Cậu đề nghị chia tay, khiến Jen vô cùng đau khổ. Không lâu sau, Jen biết tin Daniel đang qua lại với một cô gái tên là Christine.
Thảm kịch
|
Từ trái sang: David Mylvaganam, Eric Carty, Daniel Wong, Jennifer Pan và Lenford Crawford (không có trong ảnh) mang tội danh giết người cấp độ 1
|
Mùa xuân năm 2010, Jennifer gặp lại Andrew Montemayor – một người bạn học chung tiểu học. Khi Jen kể cho Montemayor về quan hệ xấu giữa cô và bố, Montemayor thú nhận rằng cậu ta từng có ý định giết bố mình. Thế rồi, ý tưởng này bắt đầu nhen nhóm trong đầu Jen. Cô bắt đầu tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp đến chừng nào nếu không có bố cô.
Montemayor giới thiệu Jen với bạn cùng phòng Ricardo Duncan. Theo Jen nói thì cô đã đưa cho Ducan 1.500 USD tiền kiếm được từ dạy piano để cậu ta giết bố mẹ cô. Thời gian và địa điểm cô sẽ gọi bàn bạc sau. Nhưng sau đó, Duncan không trả lời điện thoại của Jen. Jen cho rằng mình đã bị lừa. Trong khi đó, Ducan khai rằng cậu chỉ nhận của Jen 200 USD và đã trả lại.
Cảnh sát cho biết, thời điểm đó Daniel và Jen đang quay lại với nhau và họ đã nảy ra một ý định kinh khủng hơn: họ sẽ thuê người “xử” ông Hann, bà Bích, sau đó nhận số tiền thừa kế khoảng 500.000 USD, sống cùng nhau mà không bị ngăn cản. Daniel giới thiệu Jen với một người quen là Lenford Crawford.
Tối ngày 8/11, Jen xem phim trên giường, trong khi ông Hann đọc báo tiếng Việt dưới sảnh trước khi đi ngủ vào khoảng 8 giờ 30 phút. Khoảng 9 giờ 30 phút, bà Bích đi học khiêu vũ về. Bà thay bộ đồ ngủ, ngâm chân. Lúc 9 giờ 35 phút, một người đàn ông tên David Mylvaganam – bạn của Crawford gọi cho Jennifer. Họ nói chuyện khoảng gần 2 phút. Jen xuống nhà chúc bố mẹ ngủ ngon và như cô thừa nhận sau đó là cô không khóa cửa trước. Khoảng hơn 10 giờ, Crawford, Mylvaganam và một người khác là Eric Carty bước vào cửa trước. Cả ba đều mang theo súng. Một tên chĩa súng vào bà Bích, trong khi một tên khác lên tầng, dí súng vào mặt ông Hann và yêu cầu ông ra khỏi giường, xuống tầng, rồi đi vào phòng khách.
Trên lầu, Carty đối mặt với Jen bên ngoài cửa phòng ngủ. Jen khai, Carty trói tay cô ra phía sau bằng dây giày, bắt cô đi vào bên trong, giao nộp gần 2.500 USD tiền mặt, sau đó vào phòng ngủ của bố mẹ cô lấy 1.100 USD mẹ cô đặt ở đầu giường, tiếp đó vào bếp tìm ví của bà.
“Bọn chúng vào nhà bằng cách nào vậy?” – bà Bích hỏi ông Hann bằng tiếng Quảng Đông. “Tôi không biết, tôi đang ngủ” – ông Hann đáp. “Câm mồm! Chúng mày nói nhiều quá!” – một tên quát. “Tiền để đâu?” Ông Hann nói chỉ có 60 đô trong ví. “Nói láo” – một tên trả lời. Bà Bích bắt đầu khóc lóc, cầu xin đừng làm con gái bà bị thương. Một trong những kẻ xâm nhập nói: “Yên tâm, cô ta rất tử tế và sẽ không bị thương”.
Tên Carty đưa Jen lên lầu, trói hai tay cô vào lan can, trong khi Mylvaganam và Crawford đưa bà Bích và ông Hann xuống tầng hầm, lấy chăn trùm đầu họ. Chúng bắn ông Han 2 phát, một vào vai, một vào mặt. Ông gục xuống sàn. Chúng bắn bà Bích 3 phát vào đầu, bà chết ngay lập tức. Chúng bỏ trốn bằng cửa sau.
Jen bằng cách nào đó lấy được điện thoại từ túi quần, gọi 911 (mặc dù sau đó cô khai là tay bị trói ra sau). May mắn thay, ông Hann tỉnh dậy trên vũng máu với thi thể của vợ bên cạnh. Ông bò lên tầng một. Jen đang trên tầng hai hét xuống rằng cô đã gọi 911. Ông Hann bò ra ngoài cửa, hét lên điên dại. Hàng xóm kéo đến. Cảnh sát và xe cứu thương đến trong vài phút sau. Ông Hann được đưa tới một bệnh viện gần đó.
Gia đình
|
Jennifer Pan |
Cảnh sát lấy lời khai của Jen 2 lần trước khi ông Hann tỉnh dậy sau 3 ngày hôn mê và họ bắt đầu nhận ra những điểm đáng ngờ. Chiếc chìa khóa xe Lexus của ông Hann nằm ngay chỗ dễ thấy. Nếu đây thực sự là một vụ giết người cướp của, tại sao chúng không lấy chiếc xe? Và tại sao chúng không dùng xà beng để đột nhập, hay một chiếc ba lô để đựng chiến lợi phẩm hay những chiếc dây để kiểm soát nạn nhân? Và điểm quan trọng nhất, tại sao chúng bắn 2 nhân chứng mà lại để cho một nhân chứng không hề hấn gì? Từ những nghi ngờ đó, cảnh sát đã cho người theo dõi động thái của Jennifer.
Sau những cuộc hỏi cung, điều tra và phân tích các cuộc gọi, tin nhắn, cảnh sát bắt giữ Jennifer, Daniel, Mylvaganam, Carty và Crawford. Cả 5 bị buộc tội giết người cấp độ một.
Jen gần như không bộc lộ cảm xúc gì khi nhận bản án, nhưng khi báo chí rời khỏi tòa, cô òa khóc một cách run rẩy và không kiểm soát.
“Khi tôi mất vợ, cũng là lúc tôi mất con gái. Tôi thấy mình như mất gia đình… Một số người nói rằng tôi nên thấy may mắn vì đã sống sót, nhưng tôi thấy như mình đã chết” – ông Hann nói. Hiện ông không thể làm việc do bị thương nặng. Ông thường xuyên lo âu, mất ngủ và mơ ác mộng.
Với tôi, rất khó để viết ra câu chuyện này. Rất phức tạp khi viết về một vụ giết người mà những người bạn cũ của bạn có liên quan. Năm ngoái, có vài lần tôi tới thăm Daniel ở trại cải tạo. Tôi hỏi cậu ấy rằng đã bao giờ cậu ấy tự hỏi nếu như mọi thứ chỉ khác đi một chút, cậu sẽ không phải ngồi tù. Cậu ấy lắc đầu, nói rằng nếu cứ nghĩ như thế sẽ làm người ta phát điên. Daniel nói, điều tốt nhất cho cậu ấy bây giờ là tập trung vào thực tế: cậu ấy đang ngồi tù, và cậu ấy phải làm những điều tốt nhất với thực tế này. Cũng như Jennifer và các bị can khác, Daniel đang có ý định kháng cáo. Nếu kháng cáo thất bại, họ sẽ được tạm tha có điều kiện vào năm 2035. Lúc đó Jennifer 49 tuổi, Daniel 50 tuổi.
Tôi tin rằng ở một góc độ nào đó, Jennifer vẫn yêu bố mẹ mình. “Tôi cần gia đình ở cạnh. Tôi muốn họ chấp nhận tôi. Tôi không muốn sống một mình… Tôi không muốn họ bỏ rơi tôi” – Jennifer nói khi đứng trước tòa. Cô đã phát cuồng khi gọi 911, khi nghe tiếng súng nổ và khóc nức nỏ khi đứng trước tòa. Nhưng làm thế nào để tin một kẻ nói dối? Jennifer đã nói dối trong cả 3 lần khai với cảnh sát.
Một số người cho rằng cha mẹ cô mới là người có lỗi. “Tôi cho rằng chính họ đã đẩy cô ấy tới thảm kịch này” – một người bạn của Jen nói. “Thành thực mà nói tôi không nghĩ Jennifer là một kẻ ác”. Hồi tháng 2 năm nay, tôi đã đề nghị được phỏng vấn Jennifer và Daniel, nhưng họ từ chối. Thế là tôi không thể biết được những người bạn cùng trường của mình đang nghĩ gì, đang cảm thấy thế nào và hi vọng điều gì. Và có thể sẽ không bao giờ tôi biết được điều đó.
Karen K. Ho
- Nguyễn Thảo (Lược dịch từ Toronto Life)
No comments:
Post a Comment