Lê Văn Luyện: "Tội của em, bắn cũng được"
Hắn cũng không tỏ bất cứ một thái độ nào khác biệt, bình tĩnh, không vui cũng chẳng buồn. Hỏi hắn, với tội trạng của mình, hắn thấy mức án nào là phù hợp, Luyện không ngần ngại: “Tội của em, bắn cũng được”. Nhắc tới gia đình, tới những người vì hắn mà liên lụy, Luyện bật khóc. Hắn chỉ vui mà cởi mở khi tôi nhắc đến các mối tình đã qua, cả mối tình đơn phương dang dở.
Lê Văn Luyện nói ít, nói bé và thường quay đi hoặc cúi gằm mặt xuống không muốn cho tôi chụp ảnh. Tính đến hôm nay, Luyện đã có thời gian hơn 3 tháng nằm sau song sắt, nếm cơm tù. Chừng ấy thời gian đủ để hắn hiểu cái giá phải trả cho việc phạm tội dã man của mình. Nhưng nhìn hắn không suy sụp hoặc đã qua giai đoạn suy sụp, trông hắn giờ béo trắng. Luyện kể rằng, ở trong trại tạm giam, hắn ở cùng các bạn tù, mỗi người một kiểu phạm tội khác nhau, trộm cắp, cướp giật, ma túy, loại nào cũng có nhưng không có người nào gây ra vụ án dã man như hắn.
Có bạn tù hỏi hắn bị bắt vào đây vì tội gì, khi nghe hắn kể lại vụ án mà chính hắn là “tác giả”, nhiều kẻ cũng từng vào tù ra khám, ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà cũng phải xanh mặt vì sợ. Có kẻ hỏi Luyện, sao lại giết trẻ con, đứa trẻ có tội tình gì đâu, chỉ cần nhét giẻ vào mồm là nó không khóc nữa, Luyện bảo, chính lúc ấy hắn cũng bị cuống, đầu óc không còn biết gì nữa nên hắn đã xuống tay tàn bạo.
Nhiều đêm nằm nghĩ lại hành động ác độc của mình, Luyện cũng rùng mình không dám nghĩ tiếp nữa. Còn nhớ, ngay đêm đầu tiên bị bắt đưa về Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, khi được hỏi, Luyện đã thừa nhận trước các anh công an và cả các nhà báo, rằng hắn rất thương em bé bị hắn sát hại. Lúc đó, một giọt nước mắt dường như đã tràn ra khóe mắt hắn.
Nhưng đến ngày hôm nay, dường như mọi chuyện đã trở lại bình thường với hắn. Hắn dửng dưng kể lại vụ án, thậm chí khi hỏi, có muốn xin lỗi hay nói gì với gia đình nạn nhân không, Luyện nghĩ một lúc rồi im lặng lắc đầu.
Công việc ấy quen thuộc với Luyện và hắn kể, một mình hắn cũng có thể làm thịt được một con lợn. Nhà ông bà nội ở ngay gần đó nhưng cả năm có khi hắn mới vào thăm ông bà vào ngày Tết, Luyện biện minh: “Em đi làm suốt ngày nên ít gặp ông bà chứ không phải là không đến thăm”. Điều mà hắn cảm thấy ân hận nhất với gia đình bây giờ là chuyện thằng Long – em trai hắn bỏ học vì không chịu nổi áp lực của dư luận. Lần thứ hai trong cuộc trò chuyện, tôi thấy mắt hắn rưng rưng, rất lâu hắn mới nói: “Thằng Long nhà em học khá, chị có thể giúp em khuyên nó đừng bỏ học được không?”.
Và Luyện cũng hiểu, sở dĩ hắn không thể bị khép vào hình phạt cao nhất vì hắn chưa đủ 18 tuổi cho đến lúc gây án. Thế nên, Luyện tự phán xét mình: “Tội của em đáng bắn lắm, 18 năm là quá nhẹ”. Lý giải cho tất cả những tội lỗi của mình, hắn nói, vì trót sa vào nợ nần, trót cắm xe của ông chú lấy 5 triệu ăn chơi nên hắn phải tìm cách kiếm tiền. Thời gian xuống làm thợ dưới Hà Nội, Luyện kết bạn với nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thường xuyên về nhà các đối tượng này chơi. Hắn nói, vì chán đời nên hay bỏ làm đi chơi. Cái sự “chán đời” có nguyên nhân từ việc hắn chán chính hắn, lương tháng thì được hơn 1 triệu đồng, theo thú nhận của hắn là không đủ tiền ăn sáng và tiền chơi game.
Nếu cứ ở quê thì có lẽ Luyện không có sự so sánh với thanh niên phố, thấy mình kém cỏi so với nhiều người, hắn đã chán nản, sa vào mặt trái của xã hội. Số vàng cướp được, Luyện nói không muốn mang theo khi bỏ trốn, bởi hắn muốn để lại đỡ đần cho bố mẹ. Nói chuyện với hắn mới thấy, Luyện xác định trước sau gì cũng bị bắt, biết trước hậu quả như thế nhưng hắn vẫn hành động. “Sao không xin bố mẹ?” – tôi hỏi. “Em không thích” – Luyện trả lời.
Tôi hỏi Lê Văn Luyện rằng hắn có ý thức được vụ án mà hắn gây ra có ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội như thế nào không, rằng vụ án này đã gây bức xúc dư luận và thu hút sự quan tâm của báo chí như thế nào không, Luyện nói: “Em biết, thậm chí trên mạng còn có một đám choai choai nhận là “đàn em của anh Luyện”, mà chúng nó gây ra vụ gì hả chị”. “Chúng nó chưa gây ra vụ gì nhưng tụ tập thành nhóm, mang theo hung khí để chuẩn bị làm một số việc sai trái” – tôi trả lời. “Sao chúng nó lại điên thế?” - Luyện nói và quay mặt đi nơi khác, thói quen của hắn mỗi khi phải nghĩ ngợi một điều gì đó.
Luyện cũng biết ngoài xã hội bây giờ, mỗi khi cần nói tới một sự việc gì dã man, kinh khủng, khó chấp nhận, một bộ phận giới trẻ lại dùng cụm từ “vãi Luyện”. Hắn cũng thuộc mấy câu trong bài chế mà sau khi bị bắt, một nhóm “ca sĩ trên mạng” đã tự “sáng tác”, tự hát và tự thu âm rồi post tràn lan trên các diễn đàn xã hội có nhan đề “Nàng Luyện lỡ bước”.
Hỏi vì sao mà lại biết bài chế đó, Luyện kể, có một bạn tù mới nhập buồng đã hát cho hắn nghe. Hắn thuộc làu một câu: “Vì ham mê giàu sang Luyện xách dao đi cướp tiệm vàng”. Tôi nói với hắn: “Tên của em đã trở thành sự xấu xa của sự dã man, độc ác, mất hết tính người. Trên mạng, rất nhiều người đòi sửa luật để em có thể bị tử hình, em có nhận thức được điều đó không?”. Luyện gật đầu, im lặng.
“Em cũng không biết, nhưng hôm 8/3, em có tặng hoa và một gói ô mai cho cô ấy. Em nhát lắm, còn không biết bày tỏ tình cảm, em cứ ném hoa và ô mai vào xe của cô ấy…”. Luyện kể chuyện yêu với một thái độ rất hào hứng. Hắn cúi gằm mặt xuống nhưng vẫn nhìn thấy mặt hắn đỏ ửng vì xấu hổ. Không biết cô gái mà Luyện nhắc tới có biết hắn có tình cảm với mình không, nếu biết cô gái này chắc cũng thở phào vì may mắn là chưa được hắn thổ lộ tình cảm và cô cũng chưa nhận lời yêu hắn, không thì cả đời sẽ bị ám ảnh vì đã yêu một kẻ phạm tội ác tày trời.
Tôi nói cho Luyện biết rằng, việc em Bích sống sót là một sự kỳ diệu của số phận, chắc chắn cũng nằm ngoài mong muốn của hắn. Giờ đây, Bích đã được gia đình đón về nhưng không dám ở ngôi nhà đã xảy ra vụ án kinh hoàng đó, nơi em đã phải chứng kiến cái chết tức tưởi của cha mẹ và đứa em gái nhỏ, Luyện nghe chăm chú như nuốt từng lời nhưng không nói gì, như thói quen, hắn lại cúi mặt, hai bàn tay có các móng dài ngoẵng vò vào nhau.
theo xaluan
No comments:
Post a Comment