Dự luật giúp sinh viên nước ngoài có thể định cư tại Mỹ
Giờ đây, cũng nằm trong hướng đó, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lamar Alexander đang hợp tác để bảo trợ dự luật gọi tắt là SMART, the Sustaining our Most Advanced Researchers and Technology Jobs Act of 2012, ủng hộ các nhà nghiên cứu và các việc làm trong ngành công nghệ tiên tiến nhất.
Thượng nghị sĩ Chris Coons giải thích tổng quát về dự luật này:
“Dự luật này là để thừa nhận rằng thành phần di dân luôn luôn đóng góp một vai trò quan trọng cho nền kinh tế Mỹ. Hơn bao giờ hết, các trường đại học Mỹ đào tạo những người giỏi nhất và thông minh nhất thế giới, nhưng các chính sách hiện nay buộc nhiều người đã đậu bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ về xây dựng, toán học, khoa học và công nghệ phải trở về quốc gia gốc của họ. Do đó, dự luật này là một sự hợp tác giữa hai đảng nhằm tạo ra một lộ trình rõ ràng trong tương lai cho các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Mỹ có thể ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp để đeo đuổi các phát minh của họ và giúp tạo ra công ăn việc làm cho nước Mỹ.”
VOA: Đối với sinh viên nước ngoài muốn đến Mỹ học thì dự luật này mang ý nghĩa nào đối với họ:
TNS Coons: “Vâng, dự luật này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nếu được thông qua, nó sẽ tạo ra một loại visa mới, mà sinh viên có thể nạp đơn xin, ngay khi ghi danh vào đại học Mỹ hoặc khi đến Mỹ vào ngày đầu tiên, thay vì quy định bây giờ buộc họ phải nằm trong một mức trần, tùy theo họ là công dân của nước nào; hoặc buộc họ phải làm một thủ tục phức tạp, là xin cấp một loại visa có nhiều điều kiện đặt ra, một khi tốt nghiệp và muốn ở lại Mỹ.
Có thể nói, mỗi năm có khoảng phân nửa sinh viên tốt nghiệp thuộc diện STEM, những người không là công dân Mỹ, bị buộc phải trở về quốc gia gốc. Dự luật của chúng tôi sẽ thay đổi cơ chế đó để cho phép những sinh viên có trình độ cao về khoa học và công nghệ có thể yên tâm rằng nếu họ tốt nghiệp và nếu trong vòng một năm, đã tìm được việc làm tại Mỹ trong ngành nghề vừa tốt nghiệp, họ có thể ở lại Mỹ và được cấp Thẻ Xanh.”
VOA: Dự luật này có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của nước Mỹ về mặt khoa học và công nghệ?
TNS Coons: Hoa Kỳ Lâu nay vẫn là lãnh đạo về công nghệ, nghiên cứu, giáo dục ở cấp cao, về đầu óc doanh nghiệp và phát minh. Nhưng hiện thời Hoa Kỳ phải cạnh tranh với nhiều nước khác; như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, và Nga. Những nước này cũng muốn có những trường đại học tương đương với Hoa Kỳ, những cơ hội, những cách tạo thêm việc làm thông qua những phát minh mới, tương đương như Hoa Kỳ. Vì thế, Hoa Kỳ, dù vẫn đứng số một về kinh tế, vẫn phải tạo ra những cơ hội mới để sinh viên tốt nghiệp nào muốn tạo thêm việc làm hoặc mở công ty mới có thể thực hiện ý định đó. Hoa Kỳ cần có một chính sách di trú có thể thích ứng với không khí cạnh tranh toàn cầu. Hoa Kỳ cần cạnh tranh để thu hút những tài năng tốt nhất trên thế giới. Trong thực tế, tại Hoa Kỳ vẫn còn hàng vạn việc làm không kiếm được người, trong lúc có nhiều người tốt nghiệp thuộc diện STEM nhưng không có quốc tịch Mỹ. Sự thay đổi chính sách này là cách thừa nhận rằng Hoa Kỳ mở rộng vòng tay tiếp đón những người không chỉ đến Mỹ để học, mà còn muốn đóng góp cho kinh tế Mỹ.”
VOA: Theo ông nghĩ thì bao lâu nữa dự luật này sẽ thành luật?
TNS Coons: “Năm 2012 là năm bầu cử, do đó nhiều người dự đoán chẳng có dự luật quan trọng nào được thông qua trong năm nay. Nhưng tôi cũng mừng khi thấy Thượng nghị sĩ Lamar Alexander đồng ý cùng tôi bảo trợ dự luật này, để Hoa Kỳ khỏi mang tiếng oan ức là bây giờ không còn hoan nghênh những đóng góp của di dân nữa. Dự luật cũng nằm trong khuôn khổ của chiến lược cải cách di trú để nước Mỹ tiếp tục là chỗ của những cơ hội lớn, cơ hội cho cả công dân Mỹ lẫn những người muốn đến nước Mỹ để mở công ty mới, để có bằng cấp cao hơn, hoặc để mang lại cơ hội cho gia đình họ và gia đình người Mỹ. Tôi hy vọng mặc dù trong năm bầu cử, cũng có những tiến bộ cho dự luật này và các dự luật khác
No comments:
Post a Comment