Các nhà thiên văn đã khám phá ra được một hành tinh mới lạ bao phủ bằng các đại dương duy nhất chưa hề được tìm thấy bên trong hay bên ngoài thái dương hệ của chúng ta.

Các khoa học gia tại Trung tâm Harvard-Smithsonian Nghiên Cứu Vật Lý Thiên Văn, bang Massachusetts mô tả hành tinh này có tên là GJ-1214b, như là một thế giới nước, được bao phủ bằng một bầu khí quyển dầy đầy hơi nước.

Các nhà nghiên cứu nói hành tinh ngoài thái dương hệ này có đường kính gấp 3 lần đường kính trái đất và nặng hơn gần 7 lần.

Kích thước và khối lượng của thế giới nước này được những dữ liệu của viễn vọng kính không gian Hubble xác nhận, có đủ đặc tính của một siêu địa cầu, một loại bao gồm những hành tinh ngoài thái dương hệ nhỏ hơn khối lượng trái đất 10 lần.

Tuy nhiên các nhà thiên văn cần phải tạo ra một cách mới xếp hạng hành tinh cho phù hợp với siêu địa cầu có nước này, không phù hợp với bất cứ loại nào được biết từ trước, như là đá, nước đá hay khí.

Các nhà nghiên cứu cũng nói điều làm cho hành tinh có hơi nước bất thường là một phần đáng kể cấu thành khối lượng của hành tinh là nước, và nó có ít đá hơn trái đất-hay bất cứ hành tinh có đá nào được biết từ trước đến nay.

Hành tinh ngoài thái dương hệ này này chỉ cách quả đất 40 năm ánh sáng—khá gần tính theo như tiêu chuẩn vũ trụ.

Hành tinh bay chung quanh một ngôi sao lùn màu đỏ mỗi 38 giờ ở khoảng cách 2 triệu kilômét. Các nhà thiên văn nói việc gần mặt trời của hành tinh làm cho nhiệt độ bề mặt hành tinh lên đến 230 độ bách phân, quá nóng không có sinh vật nào sống được trên đó.

Thế giới được bao phủ bởi đại dương này được các đài quan sát trên mặt đất phát hiện đầu tiên vào năm 2009, tuy nhiên nhờ những dữ liệu hồng ngoại thu thập được từ viễn vọng kính không gian Hubble, các nhà khoa học có thêm được những chi tiết về bầu khí quyển đầy hơi nước và bề mặt có nước của hành tinh này.

Phúc trình về hành tinh ngoài thái dương hệ đầy nước được tải lên trang mạng của tạp chí Astrophysical Journal.