Điều thú vị trong hòm thư cá nhân của Steve Jobs
Steve Jobs không hề muốn tiết lộ về tình trạng sức khỏe của mình trong nhiều năm liền. Thông tin ông bị mắc ung thư tuyến tụy vào đầu năm 2003 đã không hề được tiết lộ cho đến khi Jobs quay trở lại Apple sau 9 tháng nghỉ công việc điều hành. Sau một thời gian trở lại Apple, Steve ngày càng yếu và ông lại phải lần thứ 2 bỏ dở công việc trong thời gian 6 tháng để điều trị một chứng liên quan đến “mất cân bằng hocmon”.
Tuy nhiên, quan điểm về sự tồn tại của Steve Jobs khi ông ngày càng phải đối mặt gần hơn với cái chết trở nên mơ mộng.“Tôi không nghĩ cuộc đời mình là một cuộc đời của công việc” - Jobs trả lời tạp chí Time năm 2010.
Trong một phát biểu tại California vào tháng 4 năm 2010, CEO Apple muốn chia sẻ những kinh nghiệm chống chọi lại căn bệnh gan, căn bệnh đã khiến ông phải cấy ghép gan trước đó. Jobs cũng thúc đẩy 1 dự luật giúp quá trình hiến tạng cũng cấy ghép chúng có thể diễn ra nhanh chóng. Trái với những tính cách thường ngày trong công việc, Jobs sẵn sàng chia sẻ và đồng cảm với những người có cùng hoàn cảnh với mình. James, một người hoàn toàn xa lạ đã viết thư cho Steve Jobs khi bạn gái cậu bị khối u ác tính và qua đời 2 năm trước đó. Dù đó là người Jobs không hề quen biết, ông sẵn sàng viết mail trả lời như 1 người bạn: “James, tôi xin chia buồn về sự ra đi của bạn gái cậu. Cuộc sống thật mong manh”.
Được coi là một CEO khắc nghiệt, người ta hiếm khi thấy Steve Jobs phát biểu trước đám đông hay nói về cuộc sống riêng tư. Những phát biểu hiếm hoi của Steve Jobs là khi ông dự lễ tốt nghiệp tại trường đại học Stanford. “Hãy khắc cốt ghi tâm một điều trong đầu rằng bạn sẽ sắp phải xuống âm phủ. Suy nghĩ đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ, tất cả những kì vọng, những niềm kiêu hãnh, sự sợ hãi của nỗi xấu hổ hay thất bại, những điều đó sẽ biến mất khi bạn đối mặt với cái chết. Khi đó, bạn sẽ nhận ra điều quan trọng nhất để tập trung vào. Hãy tưởng tượng rằng bạn sắp chết là cách tốt nhất để tránh khỏi cái bẫy của suy nghĩ rằng bạn sắp gặp thất bại. Bạn đã luôn luôn trần trụi. Chẳng có lí do gì để không đi theo tiếng gọi của con tim".
Với Jobs, “không có ai muốn chết. Ngay cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để đến đó. Cái chết là đích mà tất cả chúng ta đều phải đi đến, chưa ai thoát được nó. Và cũng nên như thế, bởi cái chết có lẽ là phát minh tuyệt vời nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc đời”.
Dù là lãnh đạo tập đoàn, Steve Jobs vẫn sẵn sàng viết email phản hồi người dùng chứ không hề phó thác công việc cho nhân viên. Một fan của Apple năm 2010 đã viết email gửi cho Steve Jobs phàn nàn rằng iPad ra mắt quá chậm. Dù không hề chờ đợi bất cứ 1 hồi âm nào nhưng thật bất ngờ khi chính Steve Jobs đã gửi mail hồi âm: "Apple chưa thể ra mắt iPad ngay được. Chúng tôi cần thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho việc ra mắt một sản phẩm tuyệt vời".
Ngay cả năm 1995, khi tình trạng sức khỏe của Steve Jobs vẫn hoàn toàn bình thường, ông vẫn xem nhẹ cái chết. Steve Jobs trả lời trong 1 bài phỏng vấn với chương trình Computerworld Honors: "Chúng ta ai cũng sẽ phải chết. Đó là quan điểm của tôi. Một ai đó đã từng bảo tôi rằng: mỗi ngày hãy sống như thể đó là ngày cuối cùng của cuộc đời bạn và 1 ngày nào đó bạn sẽ thấy ổn. Tôi đã sống như thế. Bạn chẳng thể biết được khi nào thì bạn sắp đi, nhưng rồi bạn cũng sẽ phải làm điều đó. Những thứ bạn sẽ bỏ lại phía sau là con cái, một ít người bạn và công việc của bạn. Đó là những gì tôi lo lắng".
Người ta ca ngợi Steve Jobs là một tượng đài, một con người lỗi lạc đã làm thay đổi cả ngành công nghệ. Nhưng nếu như thế giới cần 1 con người có tầm nhìn như Jobs thì điều đó không có nghĩa Steve Jobs không cần đến xã hội xung quanh. “Anh biết đấy, không gì hạnh phúc hơn khi 1 ngày mới tôi lại nhận được 1 email từ 1 người lạ vừa mua chiếc iPad và kể lại niềm vui sướng của họ” – Jobs trả lời 1 cuộc phỏng vấn với All Things D năm 2010. Đó là niềm vui giúp tôi làm việc không chỉ hiện tại mà cả những tháng năm sắp tới. Jobs qua đời ngày 6 tháng 10 ở tuổi 56.
No comments:
Post a Comment