Hạt nhân, thương mại bao trùm chuyến đi Mỹ của TT Nam Triều Tiên
Ông Campbell nói: "Chúng tôi đã phối hợp với nhau chặt chẽ hơn bao giời hết. Chúng tôi đã đặt ra chương trình và hợp tác với nhau trong mọi khía cạnh của chính sách ngoại giao của chúng tôi đối với Bắc Triều Tiên. Chúng tôi chia sẻ quyết tâm rõ ràng với nhau là chúng tôi chỉ muốn thấy những nỗ lực nghiêm túc từ phía Bắc Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không theo đuổi con đường ngoại giao đã thất bại trong quá khứ."
Năm 2009, Bắc Triều Tiên rút khỏi tiến trình đàm phán với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ. Sau đó Bình Nhưỡng đã thử nghiệm một thiết bị hạt nhân lần thứ hai.
Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên muốn miền bắc đình chỉ các hoạt động làm giàu uranium và cho phép thanh sát viên đến mọi địa điểm hạt nhân trước khi tiến trình đám phán có thể được nối lại. Bình Nhưỡng nói rằng họ sẽ không nối lại đàm phán trừ khi những yêu cầu đó được rút lại.
Ông Daniel Pinkston, một nhà phân tích của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Seoul, nói rằng Tổng thống Lee và Tổng thống Obama có phần chắc là không rút lại yêu cầu của họ trong các cuộc hội đàm sắp tới tại Washington.
Ông Pinkston nói: "Để trở lại với tiến trình đám phán mà không có một sự bảo đảm nào rằng Bắc Triều Tiên sẽ tiến hành những bước để đình chỉ chương trình hạt nhân hoặc một cái gì đó giúp cho các cuộc đàm phán tiến triển, thì đó là một rủi ro lớn về chính trị. Giới lãnh đạo tại Washington và Seoul sẽ bị chỉ trích về việc quay trở lại với tiến trình đàm phán mà chẳng đạt được một điều gì."
Một đề tài quan trọng khác trong chuyến thăm Washington của Tổng thống Lee là hiệp ước thương mại tự do giữa hai nước vẫn đang chờ được phê chuẩn kể từ năm 2007.
Quốc hội Hoa Kỳ theo trông đợi sẽ biểu quyết về vấn đề này trong tuần này. Nhưng hiệp ước được gọi tắt là KORUS-FTA này vẫn cần phải được chấp thuận bởi các chính trị gia trong quốc hội ở Seoul.
Ông Song Young-gwan là một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Korea được chính phủ Nam Triều Tiên tài trợ tại Seoul. Ông nói rằng cho dù đảng đương quyền nắm đủ số phiếu để hiệp ước này được phê chuẩn tại quốc hội, điều quan trọng là hiệp định cần phải có được sự ủng hộ của các nhà lập pháp đối lập.
Ông Song nói: "Nếu Đảng Quốc đại chỉ thúc đẩy để cho hiệp định được phê chuẩn mà không có sự đồng thuận từ các đảng đối lập, thì điều đó sẽ làm cho tình cảm bài Mỹ tăng thêm và làm bùng ra những vụ biểu tình chống đối. Vì vậy điều đó sẽ có những mối nguy hiểm về chính trị."
Ông Song nói rằng nếu được phê chuẩn, hiệp ước thương mại này có thể sẽ tác động xấu đến ngành nông nghiệp nhưng sẽ giúp ích rất nhiều các nhà sản xuất công nghiệp.
Những người khác tỏ ra hoài nghi hơn. Ông Nam He-Sob tham gia Liên minh Triều tiên chống Hiệp ước KORUS FTA. Ông Nam nêu lên rằng Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ, gọi tắt là NAFTA, là một ví dụ điển hình cho thấy các hiệp ước như thế này không giúp ích cho giới lao động.
Ông Nam nói: "Tôi cho rằng thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thêm xuất khẩu từ Nam Triều Tiên sang Hoa Kỳ, nhưng tôi không chắc là liệu điều đó có đẫn đến việc mở rộng thị trường lao động hay không. Kể từ khi NAFTA có hiệu lực tại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã gặp phải tình trạng công ăn việc làm trong các lãnh vực sản xuất bị sút giảm nghiêm trọng. Chúng ta đã từng chứng kiến trên đất nước này rằng sự lớn mạnh của một số doanh nghiệp xuất khẩu không có nghĩa là sẽ có thêm công ăn việc làm, lương sẽ tăng hay đời sống của công chúng sẽ khá hơn lên."
Bà Amy Jackson, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Seoul, nói rằng bà hiểu sự phản đối của ông Nam, nhưng bà cho rằng xét về tổng thể thì hiêäp ước thương mại này sẽ có lợi cho cả hai bên.
Bà Jackson nói: "Tôi nghĩ rằng một trong những vấn đề mà tất cả các chính phủ phải giải quyết trong việc thực hiện các hiệp ước mậu dịch là đại đa số các bộ phận trong xã hội đều hưởng lợi, nhưng một số thành phần sẽ phải gánh chịu những hệ quả tiêu cực phát sinh từ một hiệp ước thương mại tự do. Tôi cho rằng chính phủ cần áp dụng những chính sách để đáp ứng những nhu cầu của các thành phần đó trong xã hội."
Bà Jackson nói rằng hiệp ước KORUS FTA sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế và an ninh vốn đã mạnh mẽ giữa hai nước. Bà nói thêm rằng hiệp ước này cũng có thể giúp nền kinh tế khôi phục lại một số nội lực sau những suy thoái hồi gần đây.
Tuy nhiên, nhà hoạt động Nam Hee-sob nói rằng nhiều người Triều Tiên xem những khó khăn trong nền kinh tế Hoa Kỳ như là một cảnh báo để né tránh việc phê chuẩn hiệp ước thương mại tự do.
ông Nam nói tiếp: "Đặc biệt là những người thuộc thế hệ trẻ. Họ tin rằng kết quả này là một sự sỉ nhục không thể chấp nhận được và là một cái giá quá đắt để trả cho vai trò mà Hoa Kỳ nắm giữ trong công cuộc phòng thủ của đất nước chúng tôi. Xét về mối quan hệ lâu dài giữa hai nước, hiệp ước này có thể có hại nhiều hơn là có lợi."
Ông Nam cho biết tổ chức của ông cùng với các thành phần chống tự do mậu dịch sẽ tổ chức những cuộc biểu tình phản đối hàng ngày và gây sức áp để các nhà lập pháp không phê chuẩn hiệp ước này.
No comments:
Post a Comment